Thuật ngữ "giám định" không phải là một thuật ngữ phổ biến mà mọi người có thể thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, cho nên giám định được xác định là một cụm từ dường như khá xa lạ với nhiều người. Dưới cách hiểu của pháp luật, thì Người giám định là gì? Người giám định trong tố tụng hình sự như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Người giám định là gì?
Giám định là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khóa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu cùa người yêu cầu giám định. Việc giám định đòi hỏi người giám định phải là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật. Trong tố tụng dân sự có quy định về người giám hộ như sau: “Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự”.
Người giám định có thể là giảm định viên hoặc người giám định tư pháp theo vụ việc. Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp. Người giám định tư pháp theo vụ việc là người đủ tiêu chuẩn quy định được trưng cầu, yêu cầu giám định
2. Quyền của người giám định trong tố tụng hình sự:
Người giám định có quyền tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải giám định. Người giám định có nghĩa vụ giám định một cách khách quan, trung thực đối tượng được yêu cầu giám định.
Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đồng thời là đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người thân thích của đương sự, người làm chứng trong vụ án; đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vỉ hành chính bị khiếu kiện; đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính; đã tham gia vào việc ra quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức; có người thân thích đã tham gia tố tụng cùng vụ án ở cấp xét xử khác, có căn cứ cho thấy có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Điều 68 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người giám định như sau:
“1. Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
2. Người giám định có quyền:
a) Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
b) Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
c) Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
d) Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
đ) Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
3. Nghĩa cụ của người giám định trong tố tụng hình sự:
Theo khoản 3 Điều 68 Bộ luật TTHS thì Người giám định có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
4. Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
5. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
b) Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
6. Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầu giám định quyết định“.
Từ những quy định trên về người giám định thì đã khẳng định một điều rằng người giám định có quyền tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định; yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận; tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định; từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình; ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành; các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Về cơ bản, các quyền của người giám định trong
Kết luận giám định có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án. Vì vậy người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 382 hoặc Điều 383 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự năm 2015;
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.