Những quy định cơ bản về người giám định trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Người giám định là người tham gia tố tụng sử dụng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn để làm rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.
Người giám định phải có kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cần thiết về lĩnh vực cần giám định. Việc tham gia tố tụng dân sự của người giám định do
Về quyền và nghĩa vụ của người giám định:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 68 BLTTDS thì người giám định có các quyền, nghĩa vụ sau:
“1. Người giám định có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Toà án cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
c) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
d) Phải
thông báo bằng văn bản cho Toà án biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;đ) Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Toà án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với
thông báo về việc không thể giám định được;e) Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định, tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó làm ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp Thẩm phán quyết định trưng cầu giám định;
g) Được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
h) Phải cam đoan trước Toà án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.”
Như vậy, Trong tố tụng dân sự, người giám định có các quyền và nghĩa vụ về chuyên môn, vật chất trong việc thực hiện giám định. Việc bảo đảm thực hiện đúng được các quyền giám định ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự.
>>> Luật sư
Về việc thay đổi người giám định:
Theo khoản 3 Điều 68 BLTTDS:
“3. Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 46 của Bộ luật này;
b) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
c) Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên.”
Việc từ chối giám định hoặc đề nghị thay đổi người giám định trước phiên tòa phải được lập thành văn bản nêu rõ lý do của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi. Việc từ chối giám định hoặc đề nghị thay đổi người giám định tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi người giám đính sẽ do Chánh án