Bảo hiểm y tế được xem là một chính sách xã hội có vai trò vô cùng quan trọng, huy động sự đóng góp của cộng đồng, hạn chế rủi ro về bệnh tật, giảm bớt gánh nặng tài chính cho người bệnh. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì người đang hưởng lương hưu có phải đóng bảo hiểm y tế hay không?
Mục lục bài viết
1. Người đang hưởng lương hưu có phải đóng BHYT không?
Bảo hiểm y tế được xem là hình thức bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm y tế được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, tham gia chế độ bảo hiểm y tế hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện. Chế độ bảo hiểm y tế được thực hiện dựa trên nguyên tắc đảm bảo hoạt động chia sẻ ruổi do giữa những người tham gia chế độ bảo hiểm y tế với nhau. Vì vậy, bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội vô cùng quan trọng.
Bảo hiểm y tế hiện nay có hai loại hình, đó là bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm y tế tự nguyện. Theo đó, bảo hiểm y tế bắt buộc được xem là hình thức bảo hiểm y tế do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức, quản lý và áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Còn đối với chế độ bảo hiểm y tế tự nguyện, đây được xác định là hình thức bảo hiểm y tế do các công ty bảo hiểm tư nhân cung cấp và áp dụng đối với những đối tượng không thuộc đối tượng tham gia chế độ bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
– Người được hưởng chế độ lương hưu, người được hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do người lao động đó bị tai nạn lao động, người lao động bị bệnh nghề nghiệp, công nhân cao su đang trong thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Chính phủ;
– Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người lao động đó mắc các chứng bệnh thuộc Danh mục cần phải chữa trị dài ngày do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế ban hành;
– Các cán bộ xã phường đã nghỉ việc tuy nhiên đang trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;
– Người lao động đang trong thời gian nghỉ việc để hưởng
– Người đang hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó thì có thể nói, người đang hưởng lương hưu vẫn là một trong những đối tượng phải đóng bảo hiểm y tế, đồng thời việc đóng bảo hiểm y tế của người đang hưởng lương hưu sẽ do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
Tóm lại, người đang hưởng lương hưu vẫn phải đóng bảo hiểm y tế.
2. Giá trị sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế của người đang hưởng lương hương là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của
– Đối với các đối tượng được quy định tại khoản 6 Điều 2 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, thì thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp này sẽ có giá trị sử dụng bắt đầu kể từ tháng đầu tiên được hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi nhận cụ thể trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đối với các đối tượng được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 3 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, thì thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng cũng cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, trường hợp trẻ em được sinh ra trước giai đoạn 30/9 thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng đến hết giai đoạn 30/9 của năm cá nhân đầy đủ 72 tháng tuổi. Trong trường hợp trẻ em sinh sau giai đoạn 30/9, thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng cá nhân đó đủ 72 tháng tuổi;
– Đối với các đối tượng được quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 3 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, thì thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp này sẽ có giá trị sử dụng bắt đầu kể từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội ghi nhận cụ thể theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Đối với những đối tượng được quy định cụ thể tại khoản 9 Điều 3 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, thì thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp này sẽ có giá trị sử dụng từ ngày được xác định cụ thể trong quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đối với các trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 3 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng từ ngày được xác định trong quyết định phê duyệt danh sách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Đối với các trường hợp được quy định tại khoản 14 Điều 3 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế, thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng ngay sau khi tiến hành thủ tục hiến bộ phận cơ thể người;
– Đối với các trường hợp khác, thẻ bảo hiểm y tế sẽ có giá trị sử dụng được tính bắt đầu kể từ ngày người tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Đối với các đối tượng được quy định tại khoản 4 Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP có tham gia chế độ bảo hiểm y tế lần đầu hoặc không tham gia liên tục trong khoảng thời gian từ 03 tháng trở lên trong năm tài chính, thì thẻ bảo hiểm y tế sẽ có thời hạn sử dụng là 12 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế đó có giá trị sử dụng theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 của Văn bản hợp nhất
Theo đó thì có thể nói, giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người đang hưởng chế độ lương hưu sẽ có thời gian sử dụng là 12 tháng, thời gian này sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng.
3. Những trường hợp được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Văn bản hợp nhất
– Thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cấp lại trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế bị mất;
– Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế bắt buộc phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế;
– Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế do bị mất, các tổ chức bảo hiểm y tế cần phải cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia chế độ bảo hiểm y tế. Trong khoảng thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn sẽ được hưởng quyền lợi liên quan tới thẻ bảo hiểm y tế đó.
Như vậy, trong trường hợp thẻ bảo hiểm y tế bị mất thì sẽ được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mới.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH 2020 Luật Bảo hiểm y tế;
– Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế;
– Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi NĐ 146/2018 quy định chi tiết Luật Bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: