Hiện nay, nhiều thành niên trên khắp mọi miền tổ quốc sẽ phải lên đường nhập ngũ khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy thì, đối với những người đang đi làm, liệu có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Người đang đi làm thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
1.1. Nghĩa vụ quân sự được hiểu như thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, cụ thể là Điều 4 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2019 hiện hành, có đưa ra khái niệm cụ thể về nghĩa vụ quân sự. Vậy thì có thể hiểu rằng, nghĩa vụ quân sự là khái niệm để chỉ một nghĩa vụ vẻ vang của công dân Việt Nam, phục vụ trong lực lượng vũ trang quân đội nhân dân Việt Nam, và thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau, có thể là phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội nhân dân Việt Nam ta.
Theo đó thì có thể thấy, nghĩa vụ quân sự vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân Việt Nam khi đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định, nghĩa vụ quân sự là bình đẳng và không có sự phân biệt giữa thành phần dân tộc, tôn giáo hoặc trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc nơi cư trú. Tất cả các chủ thể đáp ứng những điều kiện nhất định đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự. Nhìn chung thì nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện khi công dân Việt Nam đến tuổi luật định, nhằm mục đích trang bị cho các chủ thể điều kiện cần thiết để bảo vệ đất nước, sẵn sàng chiến đấu trong những trường hợp nguy kịch.
Nhìn về quá khứ, chế định này đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, các gia đình đã có công lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập của dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh. Lịch sử của dân tộc cũng như của từng địa phương đã kinh doanh nhiều dòng họ có công với đất nước và quê hương. Ngày nay thì nhiều gia đình cũng đã động viên con em thực hiện nghĩa vụ quân sự chính là sự tiếp nối và phát huy truyền thống, khẳng định vị thế và tầm quan trọng của nghĩa vụ quân sự trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vị thế xã hội trong xây dựng và gìn giữ nền hòa bình của dân tộc đòi hỏi phải có sự cố gắng và nỗ lực của từng cá nhân cụ thể trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự.
1.2. Người đang đi làm thì có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Để trả lời cho câu hỏi: Đang đi làm thì có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Thì cần phải phân biệt được rằng, theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự hiện nay, trường hợp đang đi làm ổn định tại một công ty nhất định có thuộc một trong những căn cứ để được tạm hoãn hoặc miễn nhập ngũ hay không. Cụ thể, có thể căn cứ vào Điều 41 của thông tư 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, các trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn gọi nhập ngũ bao gồm cụ thể như sau:
Thứ nhất, căn cứ tạm hoãn nhập ngũ bao gồm:
– Các chủ thể chưa đủ sức khỏe tham gia nhập ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe (như cận thị trên 1.5 diop …);
– Là lao động duy nhất trong gia đình và là nguồn thu nhập chính để trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân có sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân xã phường nơi mà chủ thể đó cư trú;
– Chủ thể là con ruột của bệnh binh tham gia kháng chiến, phục vụ cách mạng hoặc người bị nhiễm chất độc màu da cam nay bị suy giảm khả năng lao động trên 61%;
– Chủ thể có người thân trong gia đình là anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan hoặc binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia vào cơ quan nhà nước thuộc công an nhân dân Việt Nam;
– Các chủ thể là người thuộc diện giãn dân hoặc di dân trong khoảng thời gian 03 năm đầu đến các vùng đặc biệt khó khăn theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên;
– Các chủ thể là cán bộ được điều động đến công tác và làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ;
– Các chủ thể đang theo học chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo;
– Dân quân thường trực, các lực lượng thường xuyên làm việc tại các địa bàn trọng điểm trên phạm vi toàn quốc.
Thứ hai, căn cứ để miễn gọi nhập ngũ bao gồm:
– Con của liệt sĩ hoặc con của thương binh hạng 1 (người mất từ 81% – 100% sức lao động do thương tích trong quá trình phục vụ chiến đấu);
– Con của thương binh hạng 2 (có tỷ lệ tổn thương cơ thể tờ 61% – 80% trong quá trình phục vụ chiến đấu); con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
– Người làm nhiệm vụ trong lĩnh vực cơ yếu không phải là quân nhân;
– Các chủ thể là cán bộ được điều động đến công tác hoặc làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật với thời gian công tác kéo dài từ 24 tháng trở lên.
Theo đó thì công dân thuộc một trong các trường hợp trên mới được hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đồng thời, trong các căn cứ phân tích nêu trên thì không thấy có căn cứ nào quy định rằng, người đang đi làm việc ổn định tại một công ty hoặc đơn vị nhất định thì được miễn hoặc hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự. Do đó đối với trường hợp một chủ thể đang đi làm tại công ty và không thuộc trường hợp được hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật, thì vẫn sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự cho dù chủ thể đó đang có một công việc ổn định.
2. Đi nghĩa vụ quân sự có bị mất việc làm không?
Căn cứ theo quy định của pháp luật về lao động cụ thể là tại Điều 30 của
Như vậy theo quy định của pháp
Theo đó thì sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, người lao động tiếp tục quay trở lại thực hiện thời hạn hợp đồng lao động còn lại. Người sử dụng lao động khi đó sẽ phải có trách nhiệm nhận người lao động trở lại làm việc và bố trí công việc lao động theo đúng hợp đồng lao động đã giao kết trước đó, nếu không thực hiện hành vi trên thì người sử dụng lao động sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.
3. Mức phạt đối với doanh nghiệp không nhận lại người lao động trở lại làm việc khi xuất ngũ được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 31 của
Cụ thể là, căn cứ tại Điều 11 của nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì người Sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt tiền 3 triệu đến 7 triệu đồng và người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 6 triệu đến 14 triệu đồng đối với hành vi: không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi họ đã hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Ngoài ra thì người sử dụng lao động còn buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày không nhận họ trở lại làm việc ngay sau khi hết thời hạn tạm hoãn để thực hiện cho quá trình đi nghĩa vụ quân sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 148/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ;
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Văn bản hợp nhất Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.