Thôi quốc tịch là một trong những trường hợp mất quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam khi có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để có thể nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được xem xét cho phép thôi quốc tịch Việt Nam. Vậy trong trường hợp người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có được phép thôi quốc tịch hay không?
Mục lục bài viết
1. Người đang bị truy cứu hình sự có được thôi quốc tịch?
Quốc tịch được xem là một trong những phạm trù chính trị pháp lý, quốc tịch thể hiện sự gắn bó bền vững giữa nhà nước và cá nhân mang quốc tịch Việt Nam, đây là căn cứ duy nhất để xác định công dân đó là công dân Việt Nam, là cơ sở để phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ của nhà nước Việt Nam với công dân mang quốc tịch. Khi muốn thôi quốc tịch Việt Nam, cần phải làm đơn xin thôi quốc tịch, và có thể nhập quốc tịch nước ngoài. Hiện nay có nhiều căn cứ để mất quốc tịch Việt Nam, bao gồm: Thôi quốc tịch Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam, mất quốc tịch Việt Nam, hoặc các căn cứ theo điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng được cho phép thôi quốc tịch Việt Nam.
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về căn cứ thôi quốc tịch Việt Nam. Theo đó:
– Công dân mang quốc tịch Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để có thể nhập quốc tịch nước ngoài thì hoàn toàn có thể được cho phép thôi quốc tịch Việt Nam;
– Người thôi quốc tịch Việt Nam sẽ chưa được phép thôi quốc tịch Việt Nam nếu người đó thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
+ Là người đang lợi thế đối với nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản khác đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
+ Là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Là người đang chấp hành bản án phải chấp hành quyết định của tòa án Việt Nam;
+ Là người đang bị tạm giam để chờ cho quá trình thi hành án;
+ Là người đang chấp hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở khám chữa bệnh bắt buộc hoặc trường giáo dưỡng.
– Người xin thôi quốc tịch Việt Nam sẽ không được thôi quốc tịch Việt Nam nếu hành vi đó có thể làm phương hại tới lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc của Việt Nam;
– Các cán bộ, công chức, người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam là những đối tượng không được xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Tóm lại: Trường hợp công dân Việt Nam đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam sẽ thuộc trường hợp chưa được phép cho thôi quốc tịch Việt Nam.
2. Thành phần hồ sơ xin thôi quốc tịch gồm giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về thành phần hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam. Bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam;
– Bản khai lý lịch của người xin thôi quốc tịch Việt Nam;
– Hộ chiếu Việt Nam, giấy chứng minh thư nhân dân hoặc các loại giấy tờ khác căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014;
– Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cung cấp, phiếu lý lịch đó phải được cấp không vượt quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Các loại giấy tờ và tài liệu xác định về việc người xin thôi quốc tịch Việt Nam đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài, ngoại trừ trường hợp pháp luật nước đó không quy định về việc cấp các loại giấy tờ này;
– Giấy xác nhận không nợ nghĩa vụ tài chính do Cục thuế nơi người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú cung cấp;
– Đối với người trước đây đã từng là cán bộ, công chức, viên chức, người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam đã nghỉ hưu, đã thôi việc, đã bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, giải ngũ, phục viên trong thời gian chưa quá 05 năm thì còn phải bổ sung thêm giấy của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã ra quyết định cho các đối tượng đó nghỉ hưu, thôi việc, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, giải ngũ, phục viên, xác nhận cụ thể về việc thôi quốc tịch Việt Nam của người đó không làm ảnh hưởng hoặc phương hại tới lợi ích quốc gia của dân tộc.
3. Thủ tục xin thôi quốc tịch được thực hiện thế nào?
Trình tự và thủ tục xin thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:
Bước 1: Người xin thôi quốc tịch Việt Nam nộp hồ sơ tại Sở tư pháp nơi người đó cư trú. Người thụ lý hồ sơ có nghĩa vụ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trong trường hợp nhận thấy hồ sơ chưa hợp lệ thì cần phải hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã hợp lệ thì người thụ lý hồ sơ cần phải ghi vào sổ thụ lý, sau đó cấp Phiếu thụ lý hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở tư pháp cần phải có trách nhiệm: Đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên một tờ báo ở địa phương trong 03 số báo liên tiếp, đăng thông tin trên trang thông tin điện tử của bộ tư pháp, thông báo trên trang thông tin điện tử cần phải được lưu giữ trong thời gian ít nhất 30 ngày được tính kể từ ngày đăng công báo, đồng thời đề nghị cơ quan công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch.
Bước 3: Trong khoảng thời gian 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Cơ quan công an cấp tỉnh cần phải có nghĩa vụ xác minh, gửi kết quả về Sở tư pháp. Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở tư pháp tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ và trình lên chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét và đưa ra kết luận, đề xuất ý kiến gửi về Bộ tư pháp.
Bước 4: Trong khoảng thời gian 20 ngày được tính kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, Bộ tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu nhận thấy người xin thôi quốc tịch đáp ứng đầy đủ điều kiện để được thôi quốc tịch thì bộ trưởng Bộ tư pháp gửi giấy tờ lên Thủ tướng Chính phủ ký, đề nghị Chủ tịch nước xem xét và ra quyết định cuối cùng. Sau khi có quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, Bộ tư pháp cần phải đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ tư pháp. Trong trường hợp người được thôi quốc tịch Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam hoặc đã từng có thời gian cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì trong khoảng thời gian 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày có quyết định cho thôi quốc tịch, Bộ tư pháp cần phải thông báo cho Bộ công an để có thể chỉ đạo cơ quan công an xóa đăng ký thường trú, thu hồi hộ chiếu Việt Nam, thu hồi chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của người đó. Người được thôi quốc tịch Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan công an để thực hiện thủ tục xóa đăng ký thường trú, nộp lại hộ chiếu Việt Nam, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, thành phần hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 thì sẽ không cần phải thông qua thủ tục xác minh về nhân thân, cụ thể bao gồm:
– Những người được xác định là người dưới 14 tuổi;
– Người sinh ra và định cư trên lãnh thổ nước ngoài;
– Người đã định cư ở nước ngoài trong khoảng thời gian từ đủ 10 năm trở lên;
– Người đã thực hiện thủ tục xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 05/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật quốc tịch Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: