Người dân có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip? Trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân?
Thẻ căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Căn cước công dân gắn chip là thẻ tích hợp nhiều thông tin của công dân (bảo hiểm, giấy phép lái xe…). Vậy người dân có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chip?
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
– Thông tư 59/2021/TT-BCA ngày 15/05/2021 quy định chi tiết luật căn cước công dân và nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015.
– Nghị đinh 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
Mục lục bài viết
- 1 1. Người dân có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chíp?
- 2 2. Ý nghĩa 12 số trên thẻ căn cước công dân:
- 3 3. Trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân:
- 4 4. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
- 5 5. Mức phạt vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân:
1. Người dân có bắt buộc phải làm căn cước công dân gắn chíp?
Điều 23 Luật căn cước công dân 2014 quy định các trường hợp đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân.
– Thẻ căn cước công dân được đổi trong các trường hợp:
+) Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
+) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được.
+) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
+) Xác định lại giới tính, quê quán;
+) Có sai sót về thông tin trên thẻ căn cước công dân;
+) Khi công dân có yêu cầu.
– Thẻ căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp:
+) Bị mất thẻ căn cước công dân;
+) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Và hiện nay không có văn bản pháp luật nào quy định chấm dứt giá trị sử dụng của thẻ chứng minh nhân dân hay căn cước công dân mã vạch (không gắn chip). Do đó các thẻ này vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Với chứng minh nhân dân loại cũ có giá trị sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp. Với các căn cước công dân 12 số mã vạch, thời hạn sử dụng được ghi ở mặt trước của thẻ căn cước.
2. Ý nghĩa 12 số trên thẻ căn cước công dân:
Số của thẻ căn cước công dân chính là số định danh cá nhân. Theo Điều 13 của Nghị định 137/2015/NĐ-CP, dãy số này gồm 12 số, có cấu trúc gồm 06 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 06 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Cụ thể, Điều 7 Thông tư 07/2016/TT-BCA hướng dẫn về ý nghĩa của từng chữ số này như sau:
+) 03 chữ số đầu tiên là mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh,
+) 01 chữ số tiếp theo là mã giới tính của công dân
+) 02 chữ số tiếp theo là mã năm sinh của công dân;
+) 06 chữ số cuối là khoảng số ngẫu nhiên.
Trong đó:
– Mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công dân khai sinh có các mã từ 001 đến 096 tương ứng với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Công dân khai sinh ở Hà Nội có mã 001, Hải Phòng có mã 031, Đà Nẵng có mã 048, TP. Hồ Chí Minh có mã 079…
– Mã thế kỷ và mã giới tính được quy ước như sau:
+ Thế kỷ 20 (từ năm 1900 đến hết năm 1999): Nam 0, nữ 1;
+ Thế kỷ 21 (từ năm 2000 đến hết năm 2099): Nam 2, nữ 3;
+ Thế kỷ 22 (từ năm 2100 đến hết năm 2199): Nam 4, nữ 5;
+ Thế kỷ 23 (từ năm 2200 đến hết năm 2299): Nam 6, nữ 7;
+ Thế kỷ 24 (từ năm 2300 đến hết năm 2399): Nam 8, nữ 9.
– Mã năm sinh: Thể hiện hai số cuối năm sinh của công dân.
Ví dụ: Số căn cước công dân là 001084000989 thì:
+) 001 là mã tỉnh Hà Nội
+) 0 thể hiện giới tính Nam, sinh tại thế kỷ 20
+) 84 thể hiện công dân sinh năm 1984
+) 000989 là dãy số ngẫu nhiên.
3. Trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại Căn cước công dân:
– Công dân từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ căn cước công dân. Số thẻ căn cước công dân là số định danh cá nhân.
– Thẩm quyền giải quyết: Công dân đến cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ căn cước công dân.
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
+) Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ công an;
+) Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+) Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
+) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
– Trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân:
Cán bộ công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân thu nhận thông tin công dân:
+) Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
+) Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung;
+) In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên;
+) Thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
+) Trả thẻ căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước công dân. Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
– Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
4. Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật Căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:
– Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;
– Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;
– Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.
5. Mức phạt vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân:
Theo điều 10 Nghị đinh 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+) Không xuất trình giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy
+) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
+) Không nộp lại giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cho cơ quan có thẩm quyền khi được thôi, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; không nộp lại giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân cho cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, cơ quan thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+) Chiếm đoạt, sử dụng giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân của người khác;
+)Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung của giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân;
+) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+) Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
+) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+) Làm giả giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+) Sử dụng giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy xác nhận số chứng minh nhân dân giả;
+) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
+) Mua, bán, thuê, cho thuê giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
+) Mượn, cho mượn giấy chứng minh nhân dân, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.