Chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật? Hủy việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý? Ai là người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật? Cơ quan nào có thẩm quyền hủy kết hôn trái pháp luật?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Chị gái của em khi đăng ký kết hôn nhưng không phải chồng chị ký mà chị nhờ người khác ký hộ do chồng làm ăn xa (chữ ký nhìn giống hệt). Hiện tại vợ chồng chị đang muốn ly hôn nhưng chị muốn nuôi hai con nên không muốn ra tòa giải quyết ly hôn. Luật sư cho em hỏi chị em phải làm gì để không phải ra tòa và những người có liên quan có bị phạt gì không ạ. Em xin cảm ơn luật sư!?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 10, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì chị hoặc người đã kí hộ cho chị làm đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật tới tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang sinh sống như sau:
“Điều 10. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:
a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”
Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 12, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 12. Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
1. Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
2. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
3. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này.”
Và ngoài ra người kí hộ chị sẽ bị xử phạt hành chính về theo Điểm a, Khoản 2, Điều 28, Nghị định 110/2013/NĐ-CP như sau:
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác mượn giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;”
Và quyền nuôi con vẫn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. Vì vậy, Trong trường hợp của chị, chúng tôi khuyên chị nên làm thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Nếu xảy ra tranh chấp về quyền nuôi con thì chị có thể yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề nuôi con theo quy định tại Điều 81, Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Và thông thường điều kiện nuôi con sẽ xem xét trên 02 điều kiện chính:
– Điều kiện kinh tế: Có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống cho con.
– Điều kiện nhân thân: Có nhân thân tốt, không vi phạm pháp luật, có lối sống lành mạnh…
1. Chủ thể có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Hiện nay, có rất nhiều cuộc hôn nhân có yếu tố lừa dối, trái với các quy định của pháp luật. Để hạn chế được việc kết hôn trái pháp luật,
2. Hủy việc kết hôn trái pháp luật và hậu quả pháp lý
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3
* Thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 và khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì thẩm quyền hủy việc kết hôn trái pháp luật thuộc về Tòa án.
* Chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì những người sau đây có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật:
– Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn
– Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
* Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật
– Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
– Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
– Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết như trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng.
3. Những người nào có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật?
a. Kết hôn trái pháp luật:
Theo Khoản 3, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình thì: Kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định.
Giải thích cụ thể về điều này, điểm a, mục 2 Nghị quyết số 02/2000/HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định: “kết hôn trái pháp luật là việc xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn, nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định; cụ thể là việc đăng ký kết hôn do cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 thực hiện và việc tổ chức đăng ký kết hôn theo đúng nghi thức quy định tại Điều 14, nhưng vi phạm một trong các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình”.
Như vậy, việc kết hôn trái pháp luật là việc:
– Nam nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng nghi thức mà pháp luật quy định.
– Việc đăng ký kết hôn này vi phạm một trong các điều kiện kết hôn do luật định.
2. Người có quyền yêu cầu:
Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình thì những người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật bao gồm:
– Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn;
– Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
– Hội liên hiệp phụ nữ.
4. Yêu cầu hủy kết hôn trái luật và công nhận quan hệ hôn nhân
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ công ty Luật tư vấn trường hợp sau: Ngày 02.01.2015 anh A kết hôn với chị B. – Ngày 08.6.2015 chị X nộp đơn yêu cầu Tòa án hủy hôn nhân của A và B, vì chị X cho rằng A và B kết hôn trong thời gian anh A và chị đang ly thân chứ chưa ly hôn là trái pháp luật. Trong đơn yêu cầu chị X đưa ra được các chứng cứ xác thực để chứng minh. – Ngày 26.6.2015, anh A trúng xố số được 3 tỉ, sau đó anh lấy tiền trúng số mua một xe ô tô, giấy chứng nhận quyền sở hữu xe ô tô ghi tên anh. – Ngày 25.7.2015, TA giải quyết cho A và X ly hôn – Ngày 28.7.2015, anh A mua một căn nhà ở đường 3/2. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ghi tên anh A. – Ngày 28.10.2015, TA giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật của A và B. Tại buổi giải quyết A và B yêu cầu TA công nhận quan hệ hôn nhân của họ. Như vậy: Tòa án có công nhận quan hệ của A và B không ? Tại sao?; Xe ô tô và căn nhà là tài sản của ai? Tại sao? Rất mong Công ty giúp đỡ ?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, theo thông tin bạn cung cấp thì anh A và chị X là vợ chồng hợp pháp và quan hệ hôn nhân chấm dứt vào thời điểm ngày 25/07/2015 khi Tòa án giải quyết cho anh chị ly hôn. Trước đó, vào ngày 02/01/2015, anh A có kết hôn với chị B, đây là hành vi vi phạm điều cấm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5
“2. Cấm các hành vi sau đây:
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”
Như vậy, A và B không đủ điều kiện kết hôn theo quy định về điều kiện kết hôn tại Điều 8
Do đó, việc A và B kết hôn trên thực tế không làm phát sinh quan hệ hôn nhân hợp pháp, cho đến thời điểm ngày 25/07/2015 thì anh A vẫn là chồng hợp pháp của chị X. Như vậy, việc xác định chủ sở hữu đối với chiếc xe ô tô và căn nhà được tiến hành theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân gia đình năm 2014.
Quy định này được quy định cụ thể tại điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân gia đình 2014:
“Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân
1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
2. Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước.
3. Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, tiền trúng thưởng xổ số của vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định là thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng và được coi là tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp này, A trúng xổ số vào ngày 26/06/2015 và sau đó giải quyết ly hôn với chị X vào ngày 25/07/2015 nên số tiền trúng thưởng xổ số được xác định là phát sinh trong thời kỳ hôn nhân giữa A và X. Do đó, số tiền trúng thưởng 03 tỷ đồng là tài sản chung của A và X, số tiền A dùng để mua xe có nguồn gốc là tài sản chung nên vẫn được xác định là tài sản chung dù xe đứng tên A.
Còn đối với căn nhà, A mua nhà sau khi A và X đã ly hôn nên quyền sở hữu căn nhà thuộc về A nếu A chứng minh được số tiền dùng để mua nhà là tài sản riêng của A.
Thứ hai, về quan hệ hôn nhân trái pháp luật của A và B. Việc xử lý việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 11 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Sau khi A và X đã được giải quyết ly hôn vào ngày 25/07/2015, A không còn bị coi là người đang có vợ nên quan hệ hôn nhân trái pháp luật của A và B có thể được công nhận nếu cả A và B yêu cầu tòa án công nhận quan hệ hôn nhân và hai bên đáp ứng đầy đủ các điều kết hôn khác quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình 2014 nêu trên