Truy cứu người chưa thành niên trộm cắp tài sản trên 2 triệu đồng. Người chưa thành niên trộm cắp tài sản có bị xử lí hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Gửi Luật sư tư vấn cháu năm nay 16 tuổi, ngày 09/10/2015 cháu có trộm một chiếc xe máy giá trị tầm khoảng 10 triệu đồng. Hiện nay cháu đã bán nó, nhưng bị người chủ của chiếc xe phát hiện ra. Cháu đã rất lo sợ. Cháu không biết nếu người ta mang ra pháp luật thì cháu sẽ bị như thế nào. Cảm phiền luật sư giúp cháu.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 68, Bộ luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đã ghi nhận:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Bạn đã đủ 16 tuổi do đó bạn sẽ chịu trách nhiệm đối với mọi loại tội phạm.
Tại Điều 138, Bộ luật hình sự về tội trộm cắp tài sản đã ghi nhận về tội phạm trộm cắp như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
Luật sư
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
Tài sản trộm cắp bạn nói giá trị là 10 triệu đồng, với giá trị tài sản như vậy thì theo khoản 1, Điều 138 bạn sẽ phải chịu hình phạt cụ thể : “bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Do bạn chưa đủ 18 tuổi do đó Tòa án sẽ xem xét tình tiết này cùng với những tình tiết khác của vụ án của bạn để đưa ra mức án phù hợp để vừa có tính giáo dục vừa có tính răn đe đối với bạn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản
- 2 2. Cấu thành tội trộm cắp tài sản
- 3 3. Người đủ 16 tuổi trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- 4 4. Trộm cắp tài sản có tổ chức thì bị xử lý như thế nào?
- 5 5. Tố giác hành vi trộm cắp tài sản với công an thế nào?
- 6 6. Chưa đủ 14 tuổi trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
1. Hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đến một cửa hàng mua quần áo, lúc sau chị chủ cửa hàng có điện thoại. Lợi dụng lúc đó tôi lấy chiếc điện thoại ipad 4 mini cùng với 5 triệu tiền mặt của chị. Sau đó bảo không ưng ý rồi đi về. Lúc sau biết mất đồvà tiền, chị chủ cửa hàng xem lại camera và phát hiện ra là tôi và trình báo ra cơ quan công an. Vậy tội như của tôi sẽ bị xử lý thế nào thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày thì hành vi của bạn phạm vào tội trộm cắp tài sản theo Điều 138, Bộ luật hình sự.
Căn cứ vào lượng tài sản mà bạn lấy cắp thì sẽ có những khung hình phạt cụ thể khi quy đổi ra bằng tiền cụ thể như sau:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Bạn đã bị phát hiện và bị trình báo lên cơ quan công an rồi. Vì vậy bạn nên giao lại tài sản đã lấy cắp cho chủ sở hữu và ra đầu thú để được giảm nhẹ hình phạt.
2. Cấu thành tội trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Vào khoảng 8h tối ngày 16/04/2015. Tôi có ăn cơm và uống rượu say. Sau khi ăn xong cơm, do uống rượu say tôi đã đi vào phòng người khác lấy một chiếc điện thoại. Vào khoảng 15h chiều ngày 17/4/2015, tôi đã đem chiếc điện thoại trả cho người bị mất. Luật sư cho tôi hỏi hành vi của tôi như trên có cấu thành nên tội trộm cắp tài sản không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 1, Điều 138 Bộ luật Hình sự quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Như vậy:
Thứ nhất: Hành vi trộm cắp tài sản là hành vi lén lút.
Thứ hai: Hành vi thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác
Như vậy, tùy thuộc vào từng mức độ vi phạm mà chủ thể thực hiện sẽ bị áp dụng chế tài xử phạt như sau:
Trường hợp 1: Nếu giá trị hiện tại của chiếc điện thoại dưới 2 triệu đồng mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.Hành vi của bạn là hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Theo đó sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 167/2013 NĐ/CP.
Trường hợp 2: Nếu chiếc điện thoại có giá trị trên 2 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng thì bạn phải chịu trách nhiệm hình sự. Trường hợp của bạn mặc dù say rượu không nhận thức được hành vi thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 14 Bộ luật hình sự.
3. Người đủ 16 tuổi trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một trường hợp: Một người 16 tuổi đi liên hoan tại nhà cô giáo đã lấy 1 cái ví có 11 triệu và các giây tờ cá nhân. Sau khi lấy về đã đốt hêt giấy tờ. Khi bị phát hiện đã hoàn trả 11 triệu và đưa 10 triệu cho bi hại làm lại giấy tờ. Họ bị đưa sang viện kiểm sát. Hỏi làm thế nào để người 16 tuổi kia không bị truy tố?
Luật sư tư vấn:
Theo Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định như sau:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Theo Điều 12 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định như sau:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Theo thông tin mà bạn trình bày và quy định của pháp luật thì người lấy ví tiền kia sẽ bị truy tố về tội trộm cắp tài sản. Theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định thì người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Tuy nhiên, theo Điều 12 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
Do vậy, theo thông tin mà bạn trình bày bạn cũng không nói rõ bạn lấy ví tiền kia đã từ đủ 16 tuổi hay mới chỉ 16 tuổi. Theo đó, sẽ chia ra làm hai trường hợp:
+ Trường hợp 1: Nếu bạn lấy ví tiền kia chỉ nhưng bạn chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
+ Trường hợp 2: Nếu bạn đó từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
4. Trộm cắp tài sản có tổ chức thì bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư bạn em có đi trộm xe có tổ chức vậy mức án cao nhất là mấy năm ạ và bạn em cũng có phương tiện gây án nhưng phương tiện gây án lại đứng tên bạn em vậy xe bạn em có bị tich thu sung công qũy không luật sư?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định như sau:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Như vậy, trong trường hợp bạn của bạn có hành vi trộm cắp tài sản bao gồm tình tiết “có tổ chức” thì có thể bị xử phạt tù từ hai năm đến bảy nămtheo quy định tại Khoản 2Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009 nêu trên. Tuy nhiên, việc kết luận chính xác mức xử phạt phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Hình thức xử phạt bổ sung đối với tội phạm Trộm cắp tài sản quy định tại Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi bổ sung năm 2009 nêu trên đó là người phạm tội có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, không có hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện giao thông nhằm mục đích thực hiện tội phạm. Tuy nhiên, chiếc xe máy trong trường hợp này được coi là vật chứng của vụ án hình sự thì được xử lý theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
– Căn cứ Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về xử lý vật chứng như sau:
“Điều 76. Xử lý vật chứng
1. Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng phải được ghi vào biên bản.
2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ;
b) Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước;
c) Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước;
d) Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật;
đ) Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ.
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền quyết định trả lại những vật chứng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án.
4. Trong trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”
5. Tố giác hành vi trộm cắp tài sản với công an thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu chào luật sư ạ! Cháu hiện đang là sinh viên năm nhất Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Cháu đang đi làm thêm, là nhân viên bán hàng ca tối từ 17h30 – 22h ở một cửa hàng bán giày. Mới đây, ngày 6/3/2017 (thứ 2), cháu đi làm như mọi ngày, khoảng từ 19h45 – 20h, có khách vào xem giày nhân lúc cháu không để ý đã lấy trộm điện thoại của cháu (giá trị gần 4 triệu) để trên bàn làm việc. Cửa hàng có 2 camera đã ghi lại rõ nét cảnh khách lấy trộm điện thoại của cháu và cũng ghi lại rõ mặt người lấy trộm đó. Vậy cho cháu hỏi đã đủ bằng chứng để tố cáo với công an chưa ạ? Cháu xin cảm ơn rất nhiều!
Luật sư tư vấn:
Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định tố giác và tin báo về tội phạm:
“Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”
Việc bạn có camera ghi lại rõ nét hành vi phạm tội thì bạn có đủ căn cứ để tố giác tội phạm với cơ quan công an. Điều 103 Bộ luật này quy định thời gian giải quyết tố giác tối đa là 2 tháng:
“Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.
3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.
Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.
4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.”
6. Chưa đủ 14 tuổi trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người cháu chưa đủ 14 tuổi đã ăn cắp 2 con gà trống đi bán với giá 600 nghìn đồng (giá trị thực tế khoản 2 triệu đã có người ra giá nhưng chưa bán) người mua X là người cùng xóm dụ dỗ cháu bắt gà bán với giá rẻ (dù biết giá trị 2 con gà mắt hơn 600 nghìn đồng). Vậy sau khi phát hiện chúng tôi có quyền yêu cầu bên X hoàn trả lại hai con gà không? Nếu người X nói là đã ăn thịt hay bán cho người khác rồi thì tôi có thể nhờ cơ quan pháp luật bồi thường thêm tiền như giá trị 2 triệu từ trước không? Hành vi mua bán với người chưa thành niên và có tính chất lừa đảo như X có phạm vào tội gì không?
Luật sư tư vấn:
Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Theo thông tin bạn cung cấp, cháu bạn thực hiện hành vi trộm cắp tài sản khi chưa đủ 14 tuổi nên không đủ điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 12 “
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Thứ hai, theo thông tin bạn cung cấp thì X là người đã xúi dục cháu bạn thực hiện hành vi trộm cắp và đã trực tiếp mua lại tài sản trộm cắp là hai con gà. Hành vi xúi giục người chưa đủ 14 tuổi thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của bạn thì được coi là hành vi thực hành thông qua hành vi của người không chịu trách nhiệm hình sự, người chưa đủ 14 tuổi là công cụ để X thực hiện tội phạm. Vì vậy ông X chính là người thực hành tội phạm. Do đó, X có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản theo quy định trên. Tuy nhiên bạn cần có căn cứ chứng minh về hành vi xúi giục của X.
Luật sư tư vấn pháp luật trộm cắp tài sản của người khác:1900.6568
Thứ ba, nếu X có hành vi phạm tội thì việc xử lý tài sản là 2 con gà được áp dụng như sau: Điều 50 “Bộ luật hình sự 2015” quy định:
“Điều 42. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.”
Như vậy, trong trường hợp tài sản phạm tội mà có là 2 con gà mà X có được do hành vi phạm tội sẽ bị buộc phải trả lại cho chủ sở hữu, trong trường hợp X đã xử lý 2 con gà thì X sẽ bị buộc phải trả lại tài sản hoặc tiền tương đương, và phải bồi thường thiệt hại vật chất ( nếu có).