Người cao tuổi được xem là những người có uy tín, có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội và trong gia đình, thông thường thì đây là những người có công sinh thành, gìn giữ truyền thống văn hóa và đạo đức tốt đẹp của dân tộc cho thế hệ trẻ. Pháp luật cũng dành nhiều ưu tiên cho người cao tuổi, vậy người cao tuổi không có lương hưu có được nhận trợ cấp hay không?
Mục lục bài viết
1. Người cao tuổi không có lương hưu được trợ cấp không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của
– Pháp luật cũng dành nhiều ưu tiên cho người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi không nơi lương tựa vào người cao tuổi không lương hưu, nhằm mục đích giúp đỡ cho người cao tuổi có nguồn tài chính duy trì và đảm bảo đời sống tối thiểu. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của
– Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và người có quyền phụng dưỡng/chăm sóc, hoặc có người có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng/chăm sóc tuy nhiên người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
– Những cá nhân được xác định là người từ đủ 80 tuổi trở lên tuy nhiên không có lương hưu, không được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng hoặc trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, các cá nhân được xác định là người từ đủ 80 tuổi trở lên (là người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi), không thuộc hộ gia đình nghèo tuy nhiên không có lương hưu, không được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, không được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng, thì sẽ thuộc đối tượng được hưởng chính sách bảo trợ xã hội.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội, cũng có quy định thêm, người từ đủ 80 tuổi trở lên tuy nhiên không thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật, được xác định là các cá nhân không có người phụng dưỡng, hoặc có người phụng dưỡng tuy nhiên người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng, không có lương hưu theo quy định của pháp luật về lao động, không được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng hoặc trợ cấp xã hội hàng tháng, thì sẽ được xem là đối tượng được nhận bảo trợ xã hội hàng tháng. Cụ thể, khoản 5 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi sẽ được hưởng chế độ bảo trợ xã hội hàng tháng khi thuộc một trong những trường hợp sau:
– Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, là các cá nhân không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, hoặc là cá nhân có người có nghĩa vụ phụng dưỡng tuy nhiên người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;
– Người cao tuổi trong độ tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật, thuộc diện hộ cận nghèo đang sinh sống tại địa bàn xã, thôn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc sinh sống tại các khu vực miền núi đặc biệt khó khăn;
– Người cao tuổi trong độ tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên tuy nhiên không có lương hưu, không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng hoặc trợ cấp xã hội hàng tháng;
– Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật, cá nhân không có người có nghĩa vụ phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở các khu vực cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào các cơ sở trợ giúp xã hội tuy nhiên có người nhận nuôi dưỡng/chăm sóc tại cộng đồng.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội, có quy định cụ thể về mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi. Theo đó, đối với những đối tượng được xác định là người cao tuổi trong độ tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên tuy nhiên không có lương hưu, không được nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng hoặc trợ cấp xã hội hàng tháng, thì sẽ được nhận mức trợ cấp là 360.000 đồng/tháng.
Tóm lại, người cao tuổi không có lương hưu hoàn toàn sẽ được nhận trợ cấp khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
– Phải là người từ đủ 80 tuổi trở lên và không có lương hưu;
– Không được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng hoặc trợ cấp xã hội hàng tháng.
Mức chuẩn trợ cấp cho người cao tuổi không có lương hưu trong trường hợp này được xác định là 360.000 đồng/tháng.
2. Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách ưu tiên khám chữa bệnh:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về việc ưu tiên khám chữa bệnh cho người cao tuổi. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Luật người cao tuổi năm 2009 có quy định về vấn đề ưu tiên khám chữa bệnh cho người cao tuổi. Cụ thể như sau:
– Việc ưu tiên khám chữa bệnh cho những đối tượng được xác định là người cao tuổi sẽ được thực hiện theo quy định như sau:
+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật sẽ được quyền ưu tiên khám chữa bệnh trước người bệnh khác, ngoại trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em được xác định là trẻ dưới sáu tuổi hoặc người khuyết tật nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật;
+ Được quyền bố trí giường nằm phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân trong quá trình điều trị nội trú.
– Các cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện, ngoại trừ bệnh viện chuyên khoa nhi cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ như sau:
+ Cần phải có trách nhiệm tổ chức khóa não hoặc danh một số giường bệnh nhất định để tiến hành thủ tục điều trị cho người bệnh được xác định là người cao tuổi theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
+ Tiến hành hoạt động phục hồi sức khỏe cho người bệnh được xác định là người cao tuổi sau khi thực hiện thủ tục điều trị cấp tính tại bệnh viện và tại các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, sau đó hướng dẫn quá trình điều trị và chăm sóc cho người cao tuổi tại gia đình và người thân của họ;
+ Cần phải kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với phương pháp điều trị y học hiện đại, cần phải hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với trường hợp người bệnh là người cao tuổi.
– Nhà nước hiện nay khuyến khích tổ chức và cá nhân khám chữa bệnh miễn phí cho những đối tượng được xác định là người cao tuổi.
3. Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ tổ chức tang lễ và mai táng. Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật người cao tuổi năm 2009 có quy định về việc tổ chức tang lễ và mai táng khi người cao tuổi qua đời. Như sau:
– Khi người cao tuổi qua đời, người có nghĩa vụ và người có quyền phụng dưỡng người cao tuổi cần phải có trách nhiệm chính trong hoạt động tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi đó, cần phải tiến hành hoạt động tổ chức tang lễ theo nghi thức trang trọng, cần phải đảm bảo yếu tố tiết kiệm, đảm bảo nếp sống văn hóa, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Trong trường hợp người cao tuổi không có người có nghĩa vụ phụng dưỡng hoặc người cao tuổi có người có nghĩa vụ phụng dưỡng tuy nhiên người này không có đầy đủ điều kiện để tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi khi họ qua đời, thì cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc các cơ sở bảo trợ xã hội nơi người cao tuổi cư trú cần phải tiến hành hoạt động chủ trì phối hợp với Hội người cao tuổi và các tổ chức đoàn thể trong địa phương để tổ chức thủ tục mai táng và tang lễ;
– Khi người cao tuổi qua đời, các cơ quan nơi người cao tuổi đang làm việc hoặc các cơ quan nơi làm việc cuối cùng của người cao tuổi, hội người cao tuổi, Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức đoàn thể khác tại địa phương cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp với gia đình của người cao tuổi để có thể tổ chức tang lễ và mai táng một cách thuận lợi nhất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 20/2021/NĐ-CP chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội;
– Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
THAM KHẢO THÊM: