Tử hình được xem là loại hình phạt đặc biệt danh khác trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay, nhằm mục đích tước đi quyền sống của người bị kết án. Vậy theo quy định của pháp luật thì người bị tuyên án tử hình có quyền kháng cáo hay không?
Mục lục bài viết
1. Người bị tuyên án tử hình có quyền kháng cáo không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Văn bản hợp nhất Bộ luật Hình sự năm 2017 có quy định về hình phạt tử hình. Theo đó, tử hình được xem là hình phạt đặc biệt nhất và nặng để nhất chỉ áp dụng đối với cá nhân phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong những nhóm tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm đến tính mạng sức khỏe con người, các tội phạm trong lĩnh vực ma túy, các tội phạm trong lĩnh vực tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật hình sự quy định.
Cụ thể, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là khái niệm để chỉ loại tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn, đặc biệt nghiêm trọng mà mức cao nhất của khung hình phạt này do Bộ luật hình sự quy định là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình (căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017).
Căn cứ theo quy định tại Điều 331 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về người có quyền kháng cáo. Theo đó, người có quyền kháng cáo bao gồm các cá nhân sau đây:
-
Bị cáo, bị hại, người đại diện của bị cáo hoặc bị hại là người có quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm;
-
Người bào chữa là người có quyền kháng cáo để hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất, người có nhược điểm về tinh thần mà mình đang bào chữa;
-
Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của bị đơn dân sự là cá nhân có quyền kháng cáo đối với phần bản án, quyết định có liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại trong bản án hình sự;
-
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự, người đại diện của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự là cá nhân có quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
-
Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị hại, đương sự được xác định là cá nhân trong độ tuổi dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất, người có nhược điểm về tâm thần là cá nhân có quyền kháng cáo đối với phần bản án, quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ;
-
Cá nhân được tòa án tuyên không có tội là người có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm xác định họ không có tội.
Như vậy, theo điều luật nêu trên, thì người đã bị tuyên án tử hình hay còn được gọi là bị cáo sẽ có quyền kháng cáo đối với bản án đã tuyên. Tuy nhiên cần phải lưu ý, việc kháng cáo này chỉ có thể áp dụng đối với bản án hình sự cấp sơ thẩm.
Riêng đối với bản án hình sự cấp phúc thẩm thì chỉ có thể thực hiện thủ tục kháng nghị để đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm trong trường hợp có căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
2. Người bị tuyên án tử hình có quyền gửi đơn kháng cáo đến cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 332 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về thủ tục kháng cáo. Theo đó:
-
Người kháng cáo cần phải gửi đơn kháng cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án đã xét xử cấp sơ thẩm hoặc tòa án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam thì giám thị trại tạm giam, trưởng cơ sở giam giữ cần phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo của mình phải nhận đơn kháng cáo của bị cáo và chuyển đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị cáo. Người kháng cáo hoàn toàn có thể trình bày trực tiếp với tòa án đã xét xử cấp sơ thẩm hoặc có thể trình bày trực tiếp với Tòa án cấp phúc thẩm về vấn đề kháng cáo của mình. Tòa án sau khi nghe lời trình bày của bị cáo cần phải lập biên bản về việc kháng cáo của bị cáo căn cứ theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản và nội dung kháng cáo của bị cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo của bị cáo thì cần phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo đó cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện giải quyết theo thủ tục chung;
-
Trong đơn kháng cáo thì cần phải đảm bảo một số nội dung cơ bản như sau: Ngày tháng năm làm đơn kháng cáo, lý do kháng cáo, yêu cầu của người kháng cáo, họ và tên của người kháng cáo, địa chỉ của người kháng cáo, chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo;
-
Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với quá trình trình bày trực tiếp tại tòa án là tài liệu, giấy tờ, chứng cứ, đồ vật bổ sung để chứng minh yêu cầu kháng cáo của mình là có căn cứ.
Như vậy, theo điều luật phân tích nêu trên, người đã bị tuyên án tử hình hoàn toàn có thể gửi đơn kháng cáo bản án đến tòa án có thẩm quyền đã xét xử sơ thẩm hoặc tòa án cấp phẩm. Đồng thời, trong trường hợp người bị tuyên án tử hình đang bị tạm giam thì giám thị trại tạm giam, trưởng cơ sở giam giữ cần phải đảm bảo quyền kháng cáo cho bị cáo, nhận đơn kháng cáo của bị cáo và chuyển đơn cho tòa án cấp sơ thẩm trước đó đã ra bản án bị kháng cáo.
3. Thời hạn kháng cáo đối với án tử hình là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 333 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về thời hạn kháng cáo. Theo đó:
-
Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm được xác định là 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm thì thời gian kháng cáo sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được bản án hoặc được tính bắt đầu kể từ ngày bản án được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật;
-
Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm được xác định là 07 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày người có quyền quảng cáo nhận được quyết định đó;
-
Ngày kháng cáo được xác định cụ thể như sau: Trong trường hợp đơn kháng cáo được gửi thông qua dịch vụ bưu chính công ích thì ngày kháng cáo sẽ được xác định là ngày bưu chính; trong trường hợp đơn kháng cáo được gửi thông qua các giám thị trại tạm giam, gửi thông qua trưởng cơ sở giam giữ thì sẽ được xác định là ngày đám thị trại tạm giam, trưởng cơ sở giam giữ nhận được đơn kháng cáo; giám thị trại tạm giam và trưởng cơ sở giam giữ cần phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận; trong trường hợp đơn kháng cáo được nộp trực tiếp tại tòa án thì ngày kháng cáo được xác định là ngày Tòa án nhận đơn đó, trong trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp nội dung kháng cáo với tòa án thì ngày tháng cáo sẽ được xác định là ngày Tòa án lập biên bản về vấn đề kháng cáo của bị cáo.
Như vậy, thời hạn kháng cáo đối với bản án hình sự được xác định là 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày Tòa án tuyên án.
Trong trường hợp bị cáo tại phiên tòa thì thôi quảng cáo sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày bị cáo nhận được bản án hoặc được tính bắt đầu kể từ ngày bản án được niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: