Quy định về tội giết người theo Bộ luật Hình sự. Người bị tâm thần giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự. Các chế tài xử lý khi người tâm thần thực hiện hành vi vi phạm. Gia đình người mắc bệnh tâm thần có phải bồi thường thay?
Giết người là một trong những tội phạm đáng lên án nhất và có chế tài xử lý hình sự nghiêm ngặt được quy định tại
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về tội giết người theo Bộ luật Hình sự:
Tội giết người được quy định tại Điều 123
– Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
+ Giết 02 người trở lên
+ Giết người dưới 16 tuổi
+ Giết phụ nữ mà biết là có thai
+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân
+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình
+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
+ Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác
+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân
+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ
+ Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp
+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người
+ Thuê giết người hoặc giết người thuê
+ Có tính chất côn đồ
+ Có tổ chức
+ Tái phạm nguy hiểm
+ Vì động cơ đê hèn
– Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
– Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
– Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm
Phân tích cấu thành tội phạm:
Mặt khách quan của tội phạm:
– Về hành vi khách quan: Người phạm tội dùng mọi thủ đoạn với mục đích nhằm tước đoạt đi mạng sống của người khác. Hành vi này có thể được thể hiện dưới hai dạng là hành vi hành động và hành vi không hành động, cụ thể bao gồm:
+ Hành vi hành động: người phạm tội cố tình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để tước đoạt mạng sống của người khác
+ Hành vi không hành động: thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để cứu giúp người khác nhằm giết người
– Về hậu quả: Các hành vi nhằm tước đoạt mạng sống của người khác sẽ gây ra hậu quả làm nạn nhân chấm dứt sự sống. Nhưng đối với tội giết người thì chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích là chấm dứt sự sống của nạn nhân thì được coi như đã cấu thành tội phạm giết người đù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
Mặt chủ quan của tội phạm:
– Yếu tố lỗi: Người thực hiện hành vi phạm tội bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Trong đó:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: là người phạm tội nhận thức được rõ hành vi mình gây ra sẽ tạo ra hậu quả có thể tước đi mạng sống của người khác, thấy trước rõ hậu quả của hành vi mình tạo ra và mục đích của người thực hiện phạm tội là mong muốn hậu quả đó xảy ra
+ Lỗi cố ý gián tiếp: là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra
– Động cơ, mục đích: mong muốn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác.
Mặt khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội giết người là quan hệ nhân thân – đó là quyền sống của con người, đối tượng tác động của tội phạm là con người.
Mặt chủ thể của tội phạm:
Bất kể ai có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Người bị tâm thần giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Người tâm thần được hiểu là người mắc bệnh lý có liên quan đến sức khỏe, nhận thức và làm ảnh hưởng.
Căn cứ tại Điều 22
– Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
– Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
– Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện
Và căn cứ theo Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy căn cứ theo các quy định trên, người mất năng lực trách nhiệm hình sự phải thỏa mãn đủ các yếu tố sau:
– Phải mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm thần
– Mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi của chính mình.
Tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Do vậy, yếu tố đầu tiên đó là người thực hiện hành vi phạm tội phải có năng lực trách nhiệm hình sự. Người tâm thần thực hiện các hành vi được coi là tội phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự, bởi người tâm thần được coi là người không có năng lực trách nhiệm hình sự.
3. Các chế tài xử lý khi người tâm thần thực hiện hành vi vi phạm:
Người tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng pháp luật vẫn quy định về chế tài xử lý đối với trường hợp này theo Điều 49 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:
– Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật Hình sự năm 2015, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh
– Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
– Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt
Lưu ý: Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.
4. Gia đình người mắc bệnh tâm thần có phải chịu trách nhiệm bồi thường thay không?
Căn cứ tại Điều 57
– Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ
– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự
– Quản lý tài sản của người được giám hộ
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
Trong đó, nếu như người bị tâm thần có thực hiện hành vi gây hậu quả thì phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể tại Điều 586
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó lấy tài sản của người được giám hộ để bồi thường
– Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình
-Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.