Trong quá trình giải quyết những vụ án có rất nhiều trường hợp người bị kiện đã cố tình giấu địa chỉ nhằm mục đích gây khó khăn cho nguyên đơn và cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, người bị kiện cố tình giấu địa chỉ thì sẽ phải giải quyết như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Người bị kiện cố tình giấu địa chỉ được hiểu như thế nào?
Pháp luật hiện nay chưa có bất cứ một văn bản nào đưa ra khái niệm cụ thể về việc người bị kiện cố tình giấu địa chỉ. Tuy nhiên có thể nói, thông thường trong bất cứ một vụ việc dân sự nào nếu như các bên không thỏa thuận được thì sẽ phải giải quyết tại tòa án theo thủ tục luật định. Khi có tranh chấp giữa các bên thì sẽ được coi đó là vụ án dân sự. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì có thể hiểu, vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định của pháp luật thì cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức sẽ tự mình khởi kiện hoặc khởi kiện thông qua người đại diện hợp pháp tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình. Một thực tế xảy ra đó là, nhiều trường hợp các bên tranh chấp do gặp nhiều mâu thuẫn khác nhau nên đã nhiều năm không gặp mặt nhau … hoặc điển hình là trong các vụ án ly hôn, nhiều vợ chồng đã quyết định sống ly thân nhiều năm và một bên vợ hoặc chồng đã đi làm thuê tại các tỉnh thành phố lớn mà không cho vợ hoặc chồng biết địa chỉ. Sau khi thụ lý vụ án thì tòa án nhân dân có thẩm quyền không tống đạt được thông báo về việc thụ lý vụ án và giấy triệu tập lên làm việc cho bị đơn, xuất phát từ nguyên nhân là bị đơn không có nơi cư trú tại địa chỉ mà nguyên đơn đã ghi trong đơn khởi kiện. Có những trường hợp, người bị kiện biết mình đang vướng phải một vụ án dân sự nhưng đã không hợp tác và không cung cấp thông tin về địa chỉ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy trong trường hợp này sẽ được xác định là người bị kiện không thể xác định được địa chỉ và cố tình che giấu địa chỉ. Trong nhiều trường hợp khác, nguyên đơn hoặc tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền liên lạc với bị đơn qua điện thoại nhưng vì nhiều lý do khác nhau, có thể là bị đơn đó không muốn hợp tác và không muốn giải quyết vụ án đó theo quy định của pháp luật, bị đơn đó muốn gây nhiều khó khăn cho nguyên đơn và gây khó khăn cho tòa án trong quá trình giải quyết … mà bị đơn đã không cho nguyên đơn và không cho tòa án nhân dân có thẩm quyền biết về địa chỉ nơi họ đang sinh sống và làm việc. Và cũng có những trường hợp người thân của bị đơn biết về số điện thoại hoặc biết về địa chỉ mới của bị đơn đang sinh sống và làm việc tuy nhiên người thân cũng không cung cấp cho nguyên đơn hoặc không cung cấp cho tòa án biết về địa chỉ của bị đơn đó. Vấn đề này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết. Vì vậy nhiều người cũng thắc mắc về việc, người bị kiện cố tình che giấu địa chỉ thì nguyên đơn và tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ phải giải quyết như thế nào cho hợp lí. Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
2. Người bị kiện cố tình giấu địa chỉ thì giải quyết như thế nào?
Trên thực tế giải quyết nhiều vụ án dân sự có những trường hợp, bị đơn và người có quyền lợi liên quan cố tình che giấu địa chỉ hoặc cung cấp địa chỉ không đúng thực tế để gây ra nhiều khó khăn cho nguyên đơn và cơ quan tiến hành tố tụng. Để giải quyết được tình trạng này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS
Thứ nhất, trong trường hợp đơn khởi kiện của nguyên đơn đã ghi đầy đủ và ghi đúng địa chỉ của bị đơn và ghi đúng địa chỉ của người có quyền lợi liên quan theo hướng dẫn tại Điều 5 của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án, thì tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền sẽ phải nhận đơn khởi kiện và tiến hành hoạt động xem xét thụ lý vụ án đó theo thủ tục chung.
Thứ hai, trong trường hợp sau khi thụ lý vụ án mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án không thể tiến hành hoạt động tống đạt được những thông báo về việc thụ lý vụ án đó cho bị đơn và những người có quyền lợi liên quan trong vụ án do những đối tượng này không còn cư trú và làm việc tại địa phương hoặc không có trụ sở tại địa điểm mà nguyên đơn đã ghi nhận trong đơn khởi kiện, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ giải quyết theo hướng sau đây:
– Trong trường hợp trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, những đối tượng được xác định là nguyên đơn đã ghi đầy đủ và ghi đúng địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của bị đơn và người có quyền lợi liên quan, hoặc ghi đúng và ghi đầy đủ nơi đặt trụ sở của bị đơn và người có quyền lợi liên quan theo địa chỉ được ghi nhận trong các giao dịch hoặc ghi nhận trong hợp đồng được thể hiện bằng văn bản, thì sẽ được coi là “đã ghi đầy đủ và ghi đúng địa chỉ nơi làm việc và nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở” theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người bị kiện hoặc người có quyền lợi liên quan đến vụ án thay đổi nơi cư trú và nơi làm việc hoặc có sự thay đổi về trụ sở gắn liền với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong giao dịch, trong hợp đồng mà không thông báo cho nguyên đơn biết là nơi cư trú và nơi làm việc mới đó căn cứ theo quy định tại Điều 40 và Điều 277 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, thì sẽ được coi là hành vi cố tình che giấu địa chỉ, và cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ tiếp tục giải quyết theo thủ tục chung mà không tiến hành hoạt động đình chỉ giải quyết vụ án vì lý do không tống đạt được cho bị đơn và người có quyền lợi liên quan;
– Trong trường hợp không thuộc điểm a và điểm b khoản 2 Điều 5 của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã yêu cầu những đối tượng là nguyên đơn cung cấp địa chỉ mới của bị đơn và địa chỉ mới của người có quyền lợi liên quan, tuy nhiên những đối tượng là nguyên đơn đã không cung cấp được địa chỉ mới đó, thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án thực hiện thủ tục thu thập và xác định địa chỉ mới của bị đơn và người có quyền lợi liên quan theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án không xác định được địa chỉ mới của nguyên đơn và địa chỉ mới của người có quyền lợi liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án căn cứ theo quy định tại Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Trong trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn và người có quyền lợi liên quan, thì tòa án cũng sẽ không được đình chỉ giải quyết vụ án để trả hồ sơ vụ kiện theo quy định của pháp luật, mà tòa án vẫn phải tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng chung đã được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn và nơi cư trú của người có quyền lợi liên quan thì tòa án có thể thông báo thủ tục niêm yết để tiến hành thực hiện thủ tục xét xử vắng mặt, hoặc tòa án có thể thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng khi có yêu cầu của các đương sự trong vụ án đó.
3. Người bị kiện cố tình giấu địa chỉ, thẩm phán có quyền trả lại đơn khởi kiện không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì chủ thể có thẩm quyền đó là Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện trong trường hợp người khởi kiện không sửa đổi hoặc không bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của thẩm phán đó. Trường hợp trong đơn khởi kiện mà người khởi kiện đã ghi đầy đủ và ghi đúng địa chỉ và nơi cư trú của bị đơn và người có quyền lợi liên quan tuy nhiên những đối tượng này không có nơi cư trú ổn định và thường xuyên thay đổi nơi cư trú mà không thông báo địa chỉ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người có chuyện không biết được địa chỉ đó nhầm mục đích che giấu địa chỉ và trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là thẩm phán sẽ không trả lại đơn khởi kiện mà sẽ xác định người bị kiện và người có quyền lợi liên quan cố tình đang che giấu địa chỉ, sau đó vẫn sẽ tiến hành thủ tục thụ lý và giải quyết theo thủ tục chung phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy trong trường hợp người bị kiện có hành vi cố tình che giấu địa chỉ thì thẩm phán sẽ không trả lại đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật nêu trên. Vì vậy có thể nói, trong trường hợp này thì đấy cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án thụ lý vụ án thì nguyên đơn cần phải cung cấp và ghi đúng địa chỉ của người bị kiện đồng thời cũng cần phải cung cấp các chứng cứ chứng minh địa chỉ này đã từng là địa chỉ của người bị kiện, thì tòa án mới có thể tiến hành nhận đơn khởi kiện và thụ lý giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu như tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án với lý do nguyên đơn không cung cấp được địa chỉ mới của bị đơn, thì nguyên đơn hoàn toàn có quyền khiếu nại quyết định này của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 194 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định, trong thời hạn 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được văn bản trả lời đơn khởi kiện thì người khởi kiện có yêu cầu khiếu nại hoặc Viện kiểm sát có quyền kiến nghị đối với quyết định của tòa án về việc trả lại đơn khởi kiện. Sau khi nhận được khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện thì chủ thể có thẩm quyền đó là Chánh án tòa án nhân dân sẽ phải phân công một thẩm phán xem xét và giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, được tính kể từ ngày được phân công thì thẩm phán sẽ phải mở phiên họp giải quyết và xem xét khiếu nại đó. Phiên họp xem xét và giải quyết khiếu nại sẽ phải có sự tham gia của đại diện viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại, trong trường hợp đương sự vắng mặt thì thẩm phán sẽ phải vẫn tiến hành phiên họp theo thủ tục chung.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 192 Bộ luật TTDS 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án.