Nghĩa vụ trả tiền được biết đến như là một nghĩa vụ thiết yếu trong quá trình trao đổi buôn bán hàng hóa hiện nay. Trong quá trình kinh doanh thì bên mua hàng hóa phải trả tiền cho bên bán. Vậy pháp luật quy định nghĩa vụ trả tiền là gì? Nghĩa vụ trả tiền của bên mua hàng hóa như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ trả tiền là gì?
Trước khi tìm hiểu về nghĩa vụ trả tiền của
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì định nghĩa về nghĩa vụ dân sự được biết đến dưới góc độ pháp lý là một quan hệ pháp luật. Chính vì vậy nghĩa vụ dân sự cũng có những căn cứ phát sinh và những căn cứ làm thay đổi và chấm dứt quan hệ nghĩa vụ theo thoả thuận hợp pháp hay theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành đối với những nghĩa vụ dân sự này. Bên cạnh đó, cũng có những quy định về việc xác lập quan hệ nghĩa vụ do ý chí của quan của các chủ thể và việc hình thành quan hệ nghĩa vụ nghĩa vụ còn do pháp luật quy định căn cứ vào sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ. Bởi lẽ đó, theo như quy định của pháp luật thì phải có căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ thì lúc này mới có quan hệ nghĩa vụ dân sự.
Xét về mặt pháp lý Điều 274
2. Quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền:
Khi quan hệ nghĩa vụ phát sinh nghĩa vụ trả tiền, Điều 280 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:
“Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Tiền là đối tượng của của quan hệ nghĩa vụ dân sự. Theo đó, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định pháp luật, nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của bên có quyền.
Nghĩa vụ trả tiền là nghĩa vụ có đối tượng là một khoản tiền nhất định mà người có nghĩa vụ phải chuyển giao cho người có quyền đầy đủ số tiền, đúng thời hạn, địa điểm và theo phương thức do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Tư vấn nghĩa vụ trả tiền của bên mua hàng hóa:
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi văn phòng Luật Dương Gia! Em có giao hàng cho khách, vì người quen nên chỉ ký nhận số lượng và đơn giá. Không có ghi ngày tháng giao, ngày tháng trả nợ. Bây giờ họ không chịu trả, nói chưa có tiền và tránh không gặp mặt, gọi điện không bắt máy. Họ lấy tiền hàng đó để kinh doanh buôn bán. Như vậy em có kiện được không và cách kiện như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Điều 440 Bộ luật dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả tiền trong
– Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Trong quan hệ nghĩa vụ có những quan hệ trực tiếp như: Mua bán, cho thuê, cho vay, trao đổi, dịch vụ…, có những loại quan hệ gián tiếp phản ánh tính chất hàng hóa – tiền tệ như bồi thường thiệt hại, hoàn trả… Nghĩa vụ trả tiền có thể phát sinh trên cơ sở thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, khi một bên trong quan hệ nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì phải thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
– Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản. Nghĩa vụ trả tiền thường xuất hiện trong các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; hợp đồng cho vay; hợp đồng trao đổi;….Theo đó một bên có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ. Bên còn lại có quyền nhận và thanh toán một khoản tiền cho bên cung cấp khi đến hạn. Trong nghĩa vụ trả tiền, khoản tiền phải trả là một khoản tiền xác định rõ ràng gắn với giá trị của hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ,…mà bên có quyền đã cung cấp trước đó. Do vậy, bên mang nghĩa vụ trả tiền phải thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận. Nghĩa vụ trả tiền là nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ, do đó nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền, thì bên có quyền có quyền khởi kiện yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
– Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật dân sự 2015. Lãi là khoản tiền tăng lên được xác định theo số tiền chưa trả, thời hạn và lãi suất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, bên có nghĩa vụ trả tiền phải trả cả khoản tiền lãi và tiền gốc cho bên có quyền. Các bên có thể thỏa thuận về việc trả tiền lãi trên nợ gốc, tức các bên có thể thỏa thuận trả lãi hoặc không. Thông thường, nghĩa vụ phát trả tiền bao gồm cả lãi, phát sinh trong hợp đồng cho vay có đối tượng là tiền. Khoản tiền mà bên vay phải trả bao gồm cả nợ gốc và lãi trên nợ gốc nếu các bên có thỏa thuận việc trả lãi. Tuy nhiên, trong các quan hệ nghĩa vụ có phát sinh nghĩa vụ trả tiền nếu các bên không có thỏa thuận khác, nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn cho người quen lấy hàng và chỉ ký nhận số lượng, đơn giá mà không ghi ngày tháng giao hàng, ngày tháng trả nợ. Theo quy định trên, bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bạn tại thời điểm nhận hàng. Nếu bên mua không thanh toán đúng hạn thì có nghĩa vụ đóng tiền lãi như sau:
– Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
– Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015.
Nếu đã nhiều lần yêu cầu thanh toán tiền hàng cho bạn mà người mua không thanh toán thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người mua hàng đang cư trú để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.
Hồ sơ khởi kiện gồm:
– Đơn khởi kiện.
– Hợp đồng mua bán hàng/Giấy giao nhận hàng hóa,…
– Chứng minh thư nhân dân photo có chứng thực.
– Sổ hộ khẩu gia đình
Thời gian giải quyết: 04 tháng – 06 tháng.
Như vậy, trong quá trình làm đơn thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện có đầy đủ các loại giấy tờ như: đơn khởi kiên, hợp đồng mua bán, giấy tờ tùy thâm khác đã nêu ở trên. Việc này nhằm mục đích tránh các tình trạng khi đến cơ quan tố tụng mà thiếu giấy tờ thì sẽ phải mất thời giam và công sức để đến Tòa nộp đơn khởi kiện. Và trước khi đưa ra quyết định về việc khởi kiện đồi tiền mà bên mua hàng có nghĩa vụ phải trả thì cần biết về thời gian giải quyết là từ bốn đến sau tháng, từ đó xem xét về khả năng theo kiện của bạn đối với tài sản kiện đòi và các khoản án phí lệ phí phải nộp.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự 2015.