Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của mọi công dân. Nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tổ quốc, hòa bình luôn là điều thiêng liêng nhất.
(Nghĩa vụ quân sự – Nghia vu quan su) Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của mọi công dân. Nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tổ quốc, hòa bình luôn là điều thiêng liêng nhất. Những công dân không chấp hành nghiêm chỉnh luật nghĩa vụ quân sự đều phải chịu các chế tài xử phạt cụ thể của Nhà nước.
Căn cứ vào điều 52, điều 77 và điều 83 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Luật này quy định về chế độ nghĩa vụ quân sự của công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật gồm 11 chương 71 điều.
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mỗi công dân; công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ, công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị. Những người sau đây không được làm nghĩa vụ quân sự:
Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân; người đang bị giam giữ.
Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công dân nam đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân Nam đến 17 tuổi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong quân đội, có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, thì có thể được nhận vào học ở trường quân sự và được công nhận là quân nhân tại ngũ.Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là 18 tháng.Khi cần thiết Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyền giữ hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ tại ngũ thêm một thời gian không quá sáu tháng so với thời hạn nêu trên.
Việc đăng ký quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ được tiến hành tại nơi họ cư trú theo hai cấp:
1. Đăng ký ở phường do Ban chỉ huy quân sự phường phụ trách.
2. Đăng ký ở quận, thành phố thuộc tỉnh do Ban chỉ huy quân sự thành phố thuộc tỉnh phụ trách.
Chủ tịch UBND cấp phường, Hiệu trưởng các trường dạy nghề, Trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường Đại học, Thủ trưởng cơ quan, người phụ trách các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội và các đơn vị cơ sở khác phải thống kê quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ của cơ sở mình để báo cáo với Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc gọi nhập ngũ theo các lệnh đó và những lần gọi tiếp được tiến hành theo quyết định của Chính phủ và lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Khi có lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ thì: Đình chỉ việc xuất ngũ; Đình chỉ việc nghỉ phép đối với quân nhân; những quân nhân đang nghỉ phép phải trở về đơn vị ngay; Chỉ huy trưởng quân sự quận, thành phố thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh nhập ngũ. Uỷ ban nhân dân cấp phường, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội có trách nhiệm tổ chức để công dân chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ. Việc miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến do Chính phủ quy định. Trong thời chiến, gia đình quân nhân được hưởng chế độ ưu đãi do Chính phủ quy định. Người nào vi phạm các quy đinh về đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, về việc xuất ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ, về chế độ, quyền lợi của quân nhân hoặc vi phạm các quy định khác của luật này thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà bị xử lý theo Điều lệnh kỷ luật của quân đội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quân nhân nào vi phạm các quy định về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, về việc xuất ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ, về chế độ, quyền lợi của quân nhân hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ mà bị xử lý theo Điều lệnh kỷ luật của quân đội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.Công dân nam, trước khi đến tuổi nhập ngũ và trước khi nhập ngũ phải được huấn luyện theo chương trình quân sự phổ thông, bao gồm giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự, rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ luật và rèn luyện thể lực.Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho học sinh ở các trường thuộc chương trình chính khoá; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Việc huấn luyện quân sự phổ thông cho thanh niên không học ở các trường do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan Nhà nước tổ chức; nội dung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Tháng 4 hàng năm, theo lệnh gọi của chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công dân nam đủ 17 tuổi trong năm đó phải đến cơ quan quân sự để đăng ký nghĩa vụ quân sự. Việc kiểm tra sức khoẻ cho những công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự do cơ quan y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phụ trách.
Công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự được gọi là quân dân sẵn sàng nhập ngũ.
Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần, thời gian và số lượng công dân nhập ngũ hàng năm do Chính phủ quyết định. Việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ trong địa phương mình, bảo đảm công khai, dân chủ và công bằng, đúng thời gian, đủ số lượng, đúng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Các đơn vị nhận quân có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quyết định của Uỷ ban nhân dân, chỉ huy trưởng quân sự quận, thành phố thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ. Lệnh gọi nhập ngũ phải được đưa trước 15 ngày.
Công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ, nếu có lý do chính đáng không đến đúng thời hạn phải có giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Việc xuất ngũ:
Hạ sĩ quan và binh sĩ đã phục vụ tại ngũ đủ18 tháng thì được xuất ngũ. Theo lệnh của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người chỉ huy quân sự từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm thực hiện việc xuất ngũ cho hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc quyền. Thời gian xuất ngũ của hạ sĩ quan và binh sĩ phải được thông báo trước một tháng cho quân nhân, Uỷ ban nhân dân cấp huyện và đơn vị cơ sở nơi quân nhân cư trú và làm việc trước khi nhập ngũ.
Hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ có thể được xuất ngũ trước thời hạn trong trường hợp sau đây: Được Hội đồng giám định y khoa quân sự kết luận là không đủ sức khoẻ để tiếp tục phục vụ tại ngũ. Hạ sĩ quan và binh sĩ xuất ngũ khi về đến nơi cư trú, trong thời hạn 15 ngày, phải đến Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để đăng ký vào ngạch dự bị. Uỷ ban nhân dân cấp xã, thủ trưởng các cơ quan và các đơn vị cơ sở có trách nhiệm tổ chức đón tiếp quân nhân xuất ngũ trở về và tạo điều kiện cho quân nhân xuất ngũ nhanh chóng ổn định đời sống.
Hình thức xử lý đối với vi phạm nhằm trốn tránh hay không chấp hành nghĩa vụ quân sự :
Bên cạnh quyền lợi và nghĩa vụ nêu trên, Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản khác có liên quan còn quy định cụ thể các chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp không chấp hành nghĩa vụ quân sự. Điều 69 Luật Nghĩa vụ quân sự quy định: Người nào vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, gọi quân nhân dự bị tập trung huấn luyện; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái hoặc cản trở việc thực hiện các quy định trên đây hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Quân nhân nào vi phạm các quy định về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, về việc xuất ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ, về chế độ, quyền lợi của quân nhân hoặc vi phạm các quy định khác của Luật này, thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý theo Điều lệnh kỷ luật của quân đội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi và hình thức xử phạt cụ thể được quy định tại
Điều 6: Phạt cảnh cáo đối với hành vi không chấp hành đúng quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự mà người từ đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự;
Điều 7: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vắng mặt khi có giấy gọi kiểm tra hoặc khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng; Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi gian dối hoặc mua chuộc nhân viên y tế để làm sai lệch các yếu tố về sức khoẻ nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
Điều 8: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm quy định đã ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng (bản thân bị ốm, tai nạn; thân nhân đang bị ốm nặng hoặc nhà cửa nằm trong vùng đang bị thiên tai, bão, lụt, lở đất, động đất, dịch bệnh, hoả hoạn làm ảnh hưởng đến đời sống…). Các trường hợp này phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc bệnh viên, trạm y tế cấp xã.