Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay cũng quy định một số loại nghĩa vụ dân sự, trong đó điển hình nhất là nghĩa vụ dân sự hoàn lại và nghĩa vụ dân sự bổ sung. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa hai chế định này.
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ dân sự hoàn lại với nghĩa vụ dân sự bổ sung:
Trước hết, pháp luật có quy định cụ thể về nghĩa vụ. Căn cứ theo quy định tại Điều 274 của Bộ luật dân sự năm 2015 có đưa ra khái niệm về nghĩa vụ, theo đó nghĩa vụ là khái niệm để chỉ một hoặc nhiều bên chủ thể (hay còn được gọi là bên có nghĩa vụ) sẽ phải chuyển giao vật, thực hiện hoạt động chuyển giao quyền phải trả tiền hoặc các loại giấy tờ có giá, thực hiện các công việc khác hoặc không thực hiện một công việc bất kỳ xuất phát từ lợi ích của một hoặc nhiều bên chủ thể khác (sau đây gọi là bên có quyền). Vì vậy, nghĩa vụ là một trong những chế định vô cùng quan trọng của pháp luật dân sự. Có nhiều loại nghĩa vụ khác nhau, tuy nhiên điển hình nhất là nghĩa vụ dân sự hoàn lại và nghĩa vụ dân sự bổ sung.
Đồng thời, căn cứ phát sinh nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 275 của Bộ luật dân sự năm 2015, có thể kể đến một số căn cứ phát sinh nghĩa vụ như sau:
– Hợp đồng;
– Hành vi pháp lý đơn phương;
– Thực hiện các công việc không có ủy quyền;
– Chiếm hữu tài sản, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
– Thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật;
– Các căn cứ khác do pháp luật quy định.
Từ đó, có thể phân biệt giữa nghĩa vụ dân sự hoàn lại và nghĩa vụ dân sự bổ sung thông qua một số tiêu chí cơ bản sau đây:
Tiêu chí | Nghĩa vụ dân sự hoàn lại | Nghĩa vụ dân sự bổ sung |
Khái niệm | Bộ luật dân sự hiện nay không đưa ra khái niệm cụ thể về nghĩa vụ dân sự hoàn lại. Tuy nhiên có thể hiểu, nghĩa vụ dân sự hoàn lại là khái niệm để chỉ loại nghĩa vụ mà trong đó, bên có quyền sẽ hoàn toàn có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán lại toàn bộ số tiền hoặc chi trả tất cả các khoản lợi ích vật chất khác mà người có quyền đã thay cho người có nghĩa vụ thực hiện đối với người khác, hoặc một bên có nghĩa vụ sẽ cần phải tiến hành hoạt động hoàn trả cho bên cọc tiền một khoản tiền nhất định hoặc một khoản lợi ích nhất định mà họ đã nhận được từ người khác dựa trên cơ sở quyền yêu cầu của bên có quyền. Như vậy có thể nói, chủ thể của các bên tham gia vào quan hệ nghĩa vụ dân sự hoàn lại tương tự giống với quan hệ dân sự trong hợp đồng. | Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay cũng không có đưa ra khái niệm cụ thể về nghĩa vụ dân sự bổ sung. Tuy nhiên có thể hiểu, nghĩa vụ dân sự bổ sung là khái niệm để chỉ loại nghĩa vụ phát sinh dựa trên cơ sở nghĩa vụ chính nhằm mục đích hoàn thiện cho nghĩa vụ chính trong trường hợp, người có nghĩa vụ chính không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ chính đối với những người có quyền. Theo đó thì có thể nói, chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ dân sự bổ sung là các bên tham gia vào quan hệ dân sự trong hợp đồng. |
Đặc điểm | Nghĩa vụ dân sự hoàn lại cũng mang một số đặc điểm nhất định. Tuy nhiên có thể kể đến một số đặc điểm tiêu biểu của nghĩa vụ dân sự hoàn lại bao gồm: – Nghĩa vụ dân sự hoàn lại luôn luôn phát sinh một quan hệ nghĩa vụ chính; – Trong nghĩa vụ dân sự hoàn lại, bên có quyền hoàn toàn có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán cho mình một khoản tiền nhất định mà bên có quyền đã thực hiện đối với người thứ ba. | Có thể kể đến một số đặc điểm của nghĩa vụ dân sự bổ sung như sau: – Nghĩa vụ dân sự bổ sung luôn luôn phát sinh từ một quan hệ nghĩa vụ chính trước đó; – Trong nghĩa vụ dân sự bổ sung, bên có quyền hoàn toàn có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán cho mình một khoản tiền nhất định mà bên có quyền đã thực hiện cho bên thứ ba. |
Trường hợp phát sinh | Có thể kể đến các trường hợp phát sinh trong nghĩa vụ dân sự hoàn lại như sau: – Nghĩa vụ dân sự và lãi phát sinh theo quy định của pháp luật; – Nghĩa vụ dân sự hoàn lại phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới với chủ thể khác. | Có thể kể đến các trường hợp làm phát sinh nghĩa vụ dân sự bổ sung như sau: – Nghĩa vụ dân sự bổ sung phát sinh theo sự thỏa thuận của các bên; – Nghĩa vụ dân sự bổ sung phát sinh theo quy định của phá |
Ví dụ | Có thể nêu lên ví dụ về nghĩa vụ dân sự hoàn lại như sau: A, B và C là đồng phạm trong vụ án gây thương tích cho M theo quy định của pháp luật về hình sự, người thân của M trên thực tế đã yêu cầu ba đối tượng trên hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ. Tuy nhiên xét thấy A là người có điều kiện nhất trong ba đối tượng trên vì vậy cho nên người thân của bị hại đã yêu cầu A cần phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. A hoàn toàn đồng ý thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bị hại, sau đó A tiếp tục có quyền yêu cầu hai đối tượng còn lại thực hiện phần nghĩa vụ hoàn lại đối với phần nghĩa vụ mà mình đã thay mặt cho B và C để chi trả cho gia đình của M. | Có thể đưa ra ví dụ về nghĩa vụ dân sự bổ sung như sau: Vì là bạn bè, Đạt đã vay tiền của Đức. Giữa Đạt và Đức có xác lập trên thực tế một hợp đồng thế chấp căn nhà của Đạt để bảo đảm cho quá trình thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Quan hệ thế chấp này sẽ được xác định là nghĩa vụ dân sự bổ sung cho nghĩa vụ chính đó là nghĩa vụ trả nợ. |
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo đó, căn cứ theo quy định tại điều 278 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể như sau:
– Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự sẽ do bên có nghĩa vụ và bên có quyền tự thỏa thuận với nhau dựa trên ý chí tự nguyện vọng của các bên, có thể được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Bên có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật sẽ cần phải thực hiện nghĩa vụ theo đúng thời hạn, ngoại trừ trường hợp Bộ luật dân sự năm 2015 hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan có quy định khác;
– Trong trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự tiện thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn, tuy nhiên bên có quyền đã bày tỏ thái độ chấp nhận về việc thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn đó, thì nghĩa vụ cũng sẽ được coi là hoàn thành đúng thời hạn;
– Trong trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên không có thoả thuận căn cứ theo quy định tại Điều 278 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên cần phải thông báo trước cho bên còn lại trong một khoảng thời gian hợp lý.
3. Quy định về thực hiện nghĩa vụ liên đới:
Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về vấn đề thực hiện nghĩa vụ liên đới. Quy định về thực hiện nghĩa vụ liên đới hiện nay đang được ghi nhận tại Điều 288 của Bộ luật dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Nghĩa vụ liên đới theo quy định của pháp luật là khái niệm để chỉ các loại nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ sẽ phải tiến hành hoạt động thực hiện đầy đủ và toàn bộ nghĩa vụ đó;
– Trong trường hợp một người đã thực hiện đầy đủ và thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì người đó hoàn toàn có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác cần phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình;
– Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, tuy nhiên sau đó lại miễn cho người đó không cần phải thực hiện nghĩa vụ thì những người còn lại cũng sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ theo;
– Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn quá trình thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới để họ không cần phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình, thì những người còn lại vẫn sẽ tiếp tục phải liên đới với nhau để chịu phần nghĩa vụ mà họ cần phải thực hiện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.