Nghĩa vụ phải thực hiện của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Người có yêu cầu độc lập có phải nộp tiền án phí không?
Việc BLTTDS quy định người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khi tham gia vào VADS, bên cạnh việc đúng về nguyên đơn hoặc bị đơn, người có QLNVLQ còn tham gia với vai trò độc lập có những quyền và nghĩa vụ như của nguyên đơn hay bị đơn. BLTTDS thể hiện quyền bình đẳng của đương sự bằng việc quy định các quyền tố tụng chung cho tất cả đương sự trong đó có quyền yêu cầu độc lập của người có QLNVLQ. Bên cạnh đó, người có QLNVLQ có yêu cầu độc lập cũng phải có nghĩa vụ thực hiện và tuân thủ theo đúng luật định, cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác:
- 2 2. Nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của người có QLNVLQ:
- 3 3. Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh của người có QLNVLQ:
- 4 4. Nghĩa vụ gửi cho đương sự khác bản sao đơn yêu cầu độc lập và tài liệu, chứng cứ:
1. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác:
Án phí và lệ phí dân sự là khoản thu vào cho ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự tại
– Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
– Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
– Tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự bao gồm tiền tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.
Theo quy định tại Điều 146 BLTTDS về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí thì: Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Tại Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14 quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm như sau: Đương sự nói chung, người có QLNVLQ nói riêng có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/NQ-UBTVQH14. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp. Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.
2. Nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của người có QLNVLQ:
Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án nếu có thay đổi địa chỉ, nơi cư trú, trụ sở thì phải
Kể từ ngày 1/7/2016, BLTTDS năm 2015 có hiệu lực đã khắc phục được khó khăn, vướng mắc nêu trên. Cụ thể, tại điểm c khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 quy định:
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Như vậy, mặc dù không xác định được nơi cư trú của bị đơn, người có QLNVLQ thì thẩm phán không được trả lại đơn khởi kiện, tiếp tục tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Do đó, trong trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn và người có QLNVLQ thì tòa án sẽ không được đình chỉ giải quyết vụ án để trả hồ sơ vụ kiện mà phải tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng chung đã được quy định trong BLTTDS 2015. Trong trường hợp tòa không thể xác định được nơi cư trú của bị đơn và người có QLNVLQ thì tòa án có thể thông qua thủ tục niêm yết để xét xử vắng mặt. Hoặc tòa án có thể thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng khi có yêu cầu của các đương sự khác trong vụ án. Những quy định trên góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện khi người bị kiện và người có nghĩa vụ liên quan lẩn trốn, trốn tránh trách nhiệm trong các vụ án tranh chấp dân sự, giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, nhanh chóng và hiệu quả.
3. Nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh của người có QLNVLQ:
Chứng cứ trong vụ việc, vụ án dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Một trong những quy định của BLTTDS năm 2015 nhằm bảo đảm sự bình đẳng về địa vị pháp lý giữa các chủ thể trong tố tụng dân sự đó là cho phép các đương sự có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi dân sự hợp pháp của mình. Khi các đương sự nói chung hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nói riêng có yêu cầu độc lập thì đều phải chứng minh yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Đây là nguyên lý đặc trưng trong PLTTDS của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Qua lịch sử phát triển của BLTTDS Việt Nam cho thấy, nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự ngày càng được xác định chắc chắn và rõ nét là gắn liền với chủ thể có quyền lợi từ việc giải quyết vụ việc, vụ án dân sự. “
Ở đây, tòa án đã phải gánh vác nghĩa vụ chứng minh thay cho chủ thể có quyền lợi trực tiếp trong vụ án. Để khắc phục những hạn chế trên, từ khi xây dựng BLTTDS 2004 và đến BLTTDS 2015, nhà làm luật đã thiết lập một chế định riêng về chứng minh trong tố tụng dân sự, trong đó điều luật đầu tiên của chế định quy định về “nghĩa vụ chứng minh”. Nội dung của quy định này nhằm xác định rõ “gánh nặng” chứng minh trong tố tụng dân sự thuộc về đương sự, tránh việc đương sự đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm của mình cho chủ thể khác trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án dân sự.
Đồng thời, hai bộ luật đều loại bỏ quy định tòa án phải điều tra vụ án dân sự, thay thế đó là quy định tòa án có thể tự mình tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ trong một số trường hợp luật định nhằm giúp vụ án được giải quyết đúng đắn, chính xác hơn. Tòa án không có nghĩa vụ chứng minh thay đương sự, tòa án chỉ hỗ trợ đương sự khi đương sự đã nỗ lực hết sức nhưng không thể chứng minh được cho quyền lợi của mình.
4. Nghĩa vụ gửi cho đương sự khác bản sao đơn yêu cầu độc lập và tài liệu, chứng cứ:
Nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
Nhằm thể chế hóa quan điểm cải cách tư pháp của Đảng về nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp, đồng thời, cụ thể hóa “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” đã được
Khoản 2 Điều 24 BLTTDS 2015 nêu trên có quy định “đương sự có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp” và nhằm bảo đảm các đương sự đều được tiếp cận chứng cứ để thực hiện quyền tranh tụng
trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, quy định này đã được cụ thể hóa trong BLTTDS 2015 như sau:
– Khoản 2 Điều 70 BLTTDS 2015 quy định đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, cụ thể:
“2. Có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã có, tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.”
– Khoản 5 Điều 96 BLTTDS năm 2015 quy định:
“5. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.”
Tuy nhiên, BLTTDS năm 2015 không quy định chế tài xử lý đối với đương sự không thực hiện nghĩa vụ gửi, thông báo tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác và BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thể về thời điểm đương sự phải gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ, đồng thời cũng không quy định phương thức đương sự sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác nên đương sự có quyền lựa chọn phương thức sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác (gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện…) và đương sự phải chứng minh với Tòa án đã sao gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác. Việc này đã gây ra nhiều khó khăn trong việc giải quyết vụ án, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhiều thẩm phán mới chỉ chú trọng đến việc hòa giải chứ chưa chú trọng việc chú trọng tổ chức cho các đương sự tiếp cận, công khai chứng cứ để phục vụ cho việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Trong khi đó với trình độ hiểu biết pháp luật của người dân như hiện nay, đặc biệt là ở các vùng nông thôn thì đương sự không thể biết để yêu cầu Thẩm phán công khai, cho mình tiếp cận các tài liệu chứng cứ mà Tòa án thu thập hoặc đương sự khác cung cấp. Đồng thời đương sự cũng không biết việc mình phải có nghĩa vụ phải gửi chứng cứ cho đương sự khác. Do đó tại phiên tòa đa phần các đương sự chỉ chủ yếu tranh luận trên cơ sở tài liệu chứng cứ mình có và hoàn toàn bị động với các chứng cứ mà các đương sự khác cung cấp hoặc Tòa án thu thập nên hiệu quả tranh luận không cao, quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đương sự phần nào bị ảnh hưởng.