Chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ là gì? Chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ tiếng anh là gì? Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ?
Cải tạo không giam giữ là một trong những hình phạt đối với người phạm tội có tính chất nhẹ hiện nay. Khi chấp hành án phạt này, người phạm tội phải thực hiện các nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ theo quy định. Để hiểu thêm về nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và các thủ tục liên quan mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Căn cứ pháp lý: Luật Thi hành án hình sự 2019
Luật sư tư vấn bào chữa vụ án hình sự uy tín toàn quốc: 1900.6568
1. Chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ là gì?
1.1. Cải tạo không giam giữ là gì?
– Đây là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách li ra khỏi xã hội, mà được giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội giám sát, giáo dục nhằm phát huy vai trò của quần chúng nhân dân tham gia vào việc cải tạo, giáo dục người phạm tội.
– Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này giám sát, giáo dục người chấp hành án tại nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập; khấu trừ một phần thu nhập sung quỹ nhà nước, giám sát việc thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo bản án, quyết định của
1.2. Quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
Tại Điều 96. Quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ:
1. Quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; hình phạt bổ sung, trừ hình phạt bổ sung là hình phạt tiền; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:
a) Người chấp hành án, người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi;
b) Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc;
d) Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án;
đ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
2. Chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ tiếng anh là gì?
Chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ tiếng anh là “Non-custodial rehabilitation”
3. Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
3.1. Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Tại Điều 99. Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, các hình phạt bổ sung theo bản án của Tòa án.
3. Thực hiện nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ; thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng theo quy định của pháp luật.
4. Chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc.
5. Chấp hành quy định tại Điều 100 của Luật này.
6. Có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
7. Hằng tháng phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 100 của Luật này.
Như vậy, Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ đã được quy định chi tiết trong Luật thi hành án hình sự 2019 đã nêu như trên, để bảo đảm tính răn đe, nghiêm minh trong quá trình thi hành án, khắc phục tình trạng người chấp hành án vi phạm nhưng không có chế tài xử lý nghiêm khắc, làm giảm hiệu lực thi hành pháp luật. Theo quy định của Luật, trường hợp người chấp hành án cố ý vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 99 của Luật thì Công an cấp xã, đơn vị quân đội lập biên bản về việc vi phạm. Trường hợp đã lập biên bản về việc vi phạm nghĩa vụ 02 lần nhưng người chấp hành án vẫn tiếp tục vi phạm thì Công an cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục tổ chức kiểm điểm người đó; trường hợp người chấp hành án do đơn vị quân đội giám sát, giáo dục thì đơn vị quân đội tổ chức kiểm điểm người đó. Việc kiểm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ giám sát, giáo dục và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.
3.2 Trình rự, thủ tục Thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
Tại Điều 97. Thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải triệu tập người chấp hành án, người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, đơn vị quân đội nơi người đó làm việc để cam kết việc chấp hành án. Người chấp hành án, người đại diện của người chấp hành án phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Trường hợp người chấp hành án không có mặt theo giấy triệu tập hoặc không cam kết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập biên bản vi phạm nghĩa vụ.
2. Khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập hồ sơ thi hành án và sao gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Quyết định thi hành án;
c) Cam kết của người chấp hành án. Đối với người chấp hành án là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì bản cam kết của người đó phải có xác nhận của người đại diện;
d) Tài liệu khác có liên quan.
2. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án phải lập hồ sơ giám sát, giáo dục người chấp hành án. Hồ sơ bao gồm:
a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Bản nhận xét của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án;
c) Bản tự nhận xét của người chấp hành án về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành pháp luật; trường hợp người chấp hành án bị kiểm điểm theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì phải có
d) Trường hợp được giảm thời hạn chấp hành án, miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ thì phải có quyết định của Tòa án;
đ) Tài liệu khác có liên quan.
3. Trước khi hết thời gian chấp hành án 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu. Vào ngày cuối cùng của thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
4. Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục
Căn cứ như trên thì Thi hành quyết định thi hành án phạt cải tạo không giam giữ phải được thực hiện theo các thủ tục và trình tự quy định của pháp luật. và lưu ý Trước khi hết thời gian chấp hành án 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu và Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Nghĩa vụ của người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ và các thông tin pháp lý liên quan khác