Nghỉ thai sản và nghỉ không lương những quyền lợi mà pháp luật lao động dành cho người lao động. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Thời gian nghỉ không lương và nghỉ thai sản có phải đóng Đảng phí hay không?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ không lương, nghỉ thai sản phải đóng Đảng phí không?
1.1. Điều kiện nghỉ không lương, nghỉ thai sản:
Hiện nay pháp luật đã quy định cụ thể về vấn đề nghỉ không lương và nghỉ thai sản đối với người lao động. Có thể nói nghỉ không lương và nghỉ thai sản là một trong những quyền lợi mà pháp
– Lao động nữ mang thai theo quy định của pháp luật;
– Lao động nữ sinh con;
– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
– Người lao động nhận nuôi con dưới 06 tháng tuổi;
– Người lao động đặt vòng tránh thai hoặc người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội và có vợ sinh con.
Bên cạnh đó thì có thể thấy, trong trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, hoặc trong trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới sáu tháng tuổi thì sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật thì mới được hưởng chế độ thai sản. Riêng đối với trường hợp người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên theo quy định của pháp luật mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của các cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì người lao động này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Ngoài ra đối với chế độ nghỉ không lương của người lao động hiện nay đang được quy định cụ thể tại Điều 115 của
– Người lao động được nghỉ không lương không quá 01 ngày khi ông nội hoặc bà nội, khi ông ngoại hoặc bà ngoại, khi anh chị em ruột của người lao động qua đời, cha hoặc mẹ của người lao động kết hôn, anh chị em ruột kết hôn theo quy định của pháp luật. Và quá trình nghỉ này phải thông báo với người sử dụng lao động;
– Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không lương trong một thời gian dài hơn, tức là trong trường hợp này thì số ngày nghỉ không lương sẽ tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.
1.2. Nghỉ không lương, nghỉ thai sản phải đóng Đảng phí không?
Đối với những lao động là đảng viên, khi nghỉ không lương và nghỉ thai sản thì họ đặt ra câu hỏi: Trong khoảng thời gian này có cần phải đóng Đảng phí hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó thì đảng viên sẽ phải có nhiệm vụ sinh hoạt đảng và đóng Đảng phí theo quy định của pháp luật, bất kỳ đảng viên nào không tuân thủ nghĩa vụ đóng Đảng phí thì sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật và theo điều lệ đảng. Đảng viên bỏ sinh hoạt chi bộ hoặc không đóng Đảng phí trong khoảng thời gian 03 tháng trở lên trong năm mà không có lý do chính đáng thì khi đó chủ thể có thẩm quyền có thể xem xét và đề nghị xóa tên đảng viên đó khỏi danh sách đảng viên. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Quyết định số 342-QĐ/TW về chế độ Đảng phí ngày 28/12/2020 của Ban Chấp hành Trung ương, cũng nêu lên cụ thể một số đối tượng đảng viên phải có nghĩa vụ đóng Đảng phí, cụ thể như sau:
– Đảng viên công tác trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang;
– Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội;
– Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế;
– Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên …);
– Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.
Như vậy thì có thể thấy, khi sinh con hoặc khi nghỉ không lương thì đảng viên cũng cần phải có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động, vì về bản chất thì họ vẫn là người lao động và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty. Khi nghỉ sinh con mặc dù không đi làm để hưởng tiền lương trực tiếp từ các cơ quan hoặc các đơn vị sự nghiệp hoặc các doanh nghiệp, nhưng
2. Mức đóng Đảng phí khi nghỉ thai sản, nghỉ không lương:
Mức đóng Đảng phí hiện nay được quy định tại Quyết định số 342-QĐ/TW về chế độ Đảng phí ngày 28/12/2020 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể như sau:
Đối tượng | Mức đóng hàng tháng |
Đảng viên trong cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội | 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội, tiền công |
Đảng viên trong Quân đội nhân dân | |
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương theo cấp bậc quân hàm | 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội |
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ | 1% phụ cấp |
– Công nhân viên quốc phòng, lao động hợp đồng | 1% tiền lương, các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội, tiền công |
Đảng viên trong Công an nhân dân | |
– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương theo cấp bậc quân hàm | 1% tiền lương, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội |
– Công nhân, viên chức, người lao động hợp đồng, lao động tạm tuyển | 1% tiền lương, các khoản phụ cấp đóng bảo hiểm xã hội, tiền công |
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn hưởng phụ cấp quân hàm; Học sinh, học viên hưởng sinh hoạt phí | 1% phụ cấp, sinh hoạt phí |
Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội | 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội |
Đảng viên làm việc trong doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế | |
– Đảng viên làm việc trong các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế | 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội, tiền công |
– Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp | 1% tiền lương, phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị |
Đảng viên khác ở trong nước | |
– Đảng viên thuộc các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do | 6.000 đồng – 10.000 đồng, tùy từng địa bàn(Đảng viên ngoài độ tuổi lao động mức đóng bằng 50%) |
– Đảng viên là học sinh, sinh viên không hưởng lương, phụ cấp | 3.000 đồng |
– Đảng viên là chủ trang trại, chủ cửa hàng thương mại, sản xuất kinh doanh dịch vụ | 15.000 đồng – 30.000 đồng, tùy từng địa bàn |
Đảng viên sống, học tập, làm việc ở nước ngoài | |
– Đảng viên ra nước ngoài theo diện được hưởng lương hoặc sinh hoạt phí | 1% tiền lương hoặc sinh hoạt phí |
– Đảng viên đi du học tự túc | 2 USD |
– Đảng viên đi theo gia đình | |
– Đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống; kinh doanh dịch vụ nhỏ | 3 USD |
– Đảng viên đi xuất khẩu lao động | 2 – 4 USD, tùy từng nước |
– Đảng viên là chủ hoặc đồng sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại | 10 USD |
3. Quy định về trách nhiệm thu Đảng phí hiện nay:
Hiện nay pháp luật đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm thu Đảng phí. Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 342-QĐ/TW về chế độ Đảng phí ngày 28/12/2020 của Ban Chấp hành Trung ương, Đảng viên cần phải đóng Đảng phí hàng tháng trực tiếp cho chi bộ, và cụ thể là nộp cho đồng chí chi ủy viên được giao trách nhiệm thu Đảng phí theo quy định của pháp luật. Sau đó thì chi bộ trực thuộc và đảng bộ thuộc bộ phận nộp Đảng phí sẽ nộp Đảng phí lên cấp trên theo tháng, các tổ chức cơ sở đảng còn lại sẽ nộp và gửi báo cáo lên cấp trên để thu Đảng phí theo quý, trừ trường hợp trên một số địa bàn đặc biệt do tỉnh ủy họp thành ủy hoặc đảng ủy trực thuộc trung ương có những quy định riêng biệt khác. Ở trong nước thì các chi bộ hiện nay trực thuộc đảng bộ cơ sở sẽ được để lại 30% đến 50% Đảng phí phục vụ cho nhu cầu nội bộ, Còn lại sẽ nộp 50% đến 70% lên cấp trên. Tổ chức đảng cơ sở cấp xã sẽ được chích lại 90% và nộp 10% lên cấp ủy trên. Ngoài ra còn có thể thấy, các tổ chức khác của đảng sẽ được chích để lại 70% và nộp 30% lên cấp ủy trên. Các cấp trên cơ sở thì mỗi cấp sẽ được trích để lại 50% và nộp phần còn lại lên cấp trên. Số tiền Đảng phí được trích ở lại cấp nào thì điện sẽ được sử dụng để cân đối vào nguồn thu chi kinh phí hoạt động công tác đảng ở chính cấp đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Quyết định số 342-QĐ/TW về chế độ Đảng phí ngày 28/12/2020 của Ban Chấp hành Trung ương.