Hiện nay, tình trạng lao động nữ sau khi sinh con thường gặp các vấn đề về sức khỏe khiến họ chưa thể phục hồi và đi làm lại. Vì thế, lao động nữ thường lựa chọn giải pháp nghỉ không lương sau sinh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là gì?
- 2 2. Nghỉ không lương được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh?
- 3 3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh cho lao động nữ là bao nhiêu?
- 4 4. Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?
- 5 5. Người lao động xin nghỉ không lương cần điều kiện gì?
- 6 6. Không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định có bị phạt hay không?
1. Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là gì?
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là một
Để được hưởng chế độ này, lao động nữ phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng
2. Nghỉ không lương được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh?
2.1. Về thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34
Như vậy, theo quy định trên thì lao động nữ khi sinh con sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản là 06 tháng và thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa là không quá 02 tháng.
2.2. Lao động nữ nghỉ không lương có được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 41
Trong đó, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của lao động nữ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó sẽ được tính cho năm trước.
Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp “nghỉ không lương có được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh”. Lao động nữ trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày. Tuy nhiên, nếu lao động nữ do sức khỏe yếu, xin được nghỉ không lương sau khi hết chế độ thai sản mà không quay lại làm việc tại công ty/doanh nghiệp/xí nghiệp trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi nghỉ hết chế độ thai sản theo quy định trên thì sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung năm 2019 nêu rõ số ngày được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của lao động nữ như sau:
– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung năm 2015, 2018, 2019 do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất là, được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
Thứ hai là, được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
Thứ ba là, được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi sinh con phẫu thuật lao động nữ nếu đáp ứng đủ điều kiện thì sẽ được nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa là 7 ngày.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh cho lao động nữ là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung năm 2019 quy định, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ một ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Như vậy, đối với mỗi ngày nghỉ theo chế độ dưỡng sức sau khi sinh, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp với mức hưởng bằng 30% mức lương cơ sở.
Số tiền hưởng dưỡng sức sau sinh sẽ được tính như sau:
Mức tiền dưỡng sức sau sinh = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày được nghỉ
Hiện nay, theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng.
Mức lương cơ sở 2023 dùng làm căn cứ cho các việc sau đây:
+ Căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định;
+ Căn cứ để tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
+ Căn cứ để tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Như vậy, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh của lao động nữ sẽ bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 115
Trường hợp 1: Người lao động được nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày.
Trường hợp 2: Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Hiện nay,
5. Người lao động xin nghỉ không lương cần điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 115
– Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột của người lao động kết hôn.
– Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.
Để xin nghỉ không lương theo các trường hợp trên, người lao động phải đảm bảo các điều kiện sau:
– Trường hợp 1: Người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động biết về việc nghỉ không lương của mình. Hiện nay, pháp luật không quy định hình thức thông báo cụ thể nên người lao động có thể chọn thông báo bằng điện thoại, emal, tin nhắn,…
– Trường hợp 2: Phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động. Hiện nay, pháp luật không quy định hình thức thỏa thuận nên người lao động có thể trao đổi bằng lời, bằng văn bản hoặc hình thức khác, miễn sao được người sử dụng lao động đồng ý.
Do đó, nếu người lao động muốn xin nghỉ không lương thì phải thông báo trước cho người sử dụng lao động biết. Đồng thời, trong trường hợp có thỏa thuận về việc nghỉ không lương thi phải chờ sự đồng ý của người sử dụng lao động.
6. Không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định có bị phạt hay không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, khi người sử dụng lao động vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Hành vi không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
Như vậy, nếu không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định thì người sử dụng lao động có thể bị phạt tới 5 triệu đồng (nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt tới 10 triệu đồng).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung năm 2019.