Bên cạnh chế độ nghỉ có lương, nghỉ việc riêng ... người lao động còn được hưởng thêm chế độ nghỉ không lương. Vậy thì, nghỉ không lương có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không?
Mục lục bài viết
1. Nghỉ không lương được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
1.1. Quy định về chế độ nghỉ không lương của người lao động:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về chế độ nghỉ không lương của người lao động. Theo đó thì chế độ nghỉ không lương là một trong những quyền lợi được người lao động đặc biệt quan tâm, bên cạnh chế độ nghỉ có lương. Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 115 của
– Kết hôn thì người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày;
Con đẻ hoặc con nuôi kết hôn, người lao động sẽ được nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ hoặc mẹ đẻ, chăn nuôi hoặc mẹ nuôi, cha mẹ nuôi hoặc cha mẹ đẻ của vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người lao động qua đời thì sẽ được nghỉ 03 ngày;
– Người lao động được nghỉ không lương 01 ngày và phải thực hiện nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội hoặc bà nội, khi ông ngoại hoặc bà ngoại, anh chị em ruột của người lao động qua đời, cha hoặc mẹ kết hôn, anh chị em ruột kết hôn theo quy định của pháp luật;
– Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không lương, trong trường hợp này thì người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về thời gian nghỉ không lương dài hoặc ngắn tùy thuộc vào nhu cầu của các bên.
1.2. Nghỉ không lương được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Khi thực hiện chế độ nghỉ không lương theo như phân tích ở trên, nhiều người lao động thắc mắc rằng trong khoảng thời gian này có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Căn cứ theo quy định tại Điều 49 của Luật việc làm năm 2013 thì điều kiện đầu tiên để người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp đó là họ phải tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại doanh nghiệp. Cụ thể, Điều 49 của Luật việc làm năm 2013 có quy định, người lao động theo quy định của pháp luật đang đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện dưới đây:
– Chấm dứt
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật với thời gian từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi thực hiện hoạt động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có xác định hoặc không xác định thời hạn, hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc hợp đồng có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
– Người lao động cần phải đáp ứng thêm điều kiện về tổng thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật, trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa tìm được việc làm sau khoảng thời gian 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp.
Có thể nói, từ giai đoạn ngày 15 tháng 7 năm 2020, khi Nghị định số 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Như vậy, trong trường hợp người lao động nghỉ việc không hưởng lương trên 14 ngày làm việc trở lên trong tháng mà không có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội thì khi đó người lao động sẽ không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
2. Quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cần phải đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau đây:
Thứ nhất, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ những trường hợp cơ bản sau:
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trái quy định của pháp luật;
– Người lao động được hưởng lương hưu và hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, thỏa mãn điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Tức là đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn và không xác định thời hạn. Hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong khoảng thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Thứ ba, người lao động đã đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm. Tuy nhiên người lao động vẫn chưa tìm được việc sau khoảng thời gian 15 ngày được tính kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công an;
– Đi học có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên;
– Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào các cơ sở giáo dục bắt buộc và các cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tạm giam hoặc bị chấp hành hình phạt tù theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Ra nước ngoài định cư hoặc đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Qua đời.
3. Một số lưu ý trong quá trình người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Trong quá trình người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp thì cần phải lưu ý một số điểm cơ bản như: Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp thì hàng tháng người lao động cần phải thông báo về việc đang thực hiện hoạt động tìm kiếm việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ không cần phải thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng nếu thời gian thông báo tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc trường hợp sau:
– Nam từ đủ 60 tuổi và nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
– Nghỉ dưỡng thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Bị bệnh và điều trị dài ngày có xác nhận của cơ sở y tế khám chữa bệnh có thẩm quyền;
– Đang thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng;
– Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở lao động thương binh và xã hội.
Bên cạnh đó thì người lao động cũng phải nhìn nhận được, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng không cần phải thông báo tìm kiếm việc làm tại trung tâm dịch vụ việc làm hằng tháng nếu thời gian thông báo tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc trường hợp sau:
– Ốm đau và có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
– Bị tai nạn lao động có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
– Người lao động bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn hoặc lũ lụt, bị ảnh hưởng bởi động đất hoặc sóng thần, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh hoặc một số trường hợp bất khả kháng khác có xác nhận của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường;
– Cha mẹ hoặc vợ chồng hoặc con của người lao động qua đời, người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã phường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 61/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.