Trợ cấp khi nghỉ hưu? Nghỉ hưu có được trả trợ cấp thôi việc không? Các khoản trợ cấp (nếu có) được hưởng khi về hưu là những khoản gì? Cách tính mức hưởng trợ cấp khi về hưu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh chị! Em có câu hỏi này muốn hỏi anh chị: Em công tác bên phòng tổ chức của Bưu điện tỉnh, bên em mới giải quyết 1 hồ sơ hưu trí của lao động nam. Sinh năm 1958 chưa đủ tuổi nghỉ hưu nhưng có giám định y khoa về sức khỏe trên 61%, sau khi nhận giám định y khoa từ người lao động, bên em có ra 1 quyết định đồng ý cho người lao động được nghỉ hưu hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và gửi hồ sơ sang bên bảo hiểm xã hội giải quyết, em hỏi bên em làm vậy là đúng hay sai? Bây giờ người lao động quay lại đòi bên em tiền trợ cấp thôi việc thì bên em có phải chi trả không? Mong luật sư tư vấn cho em. Em xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Theo như bạn trình bày, cơ quan bạn giải quyết chế độ hưu trí cho lao động nam. Sinh năm 1958, tính đến nay là 59 tuổi, bị suy giảm khả năng lao động 61% thì người này đủ điều kiện nghỉ hưu do bị suy giảm khả năng lao động.
Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” quy định Trợ cấp thôi việc như sau:
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Luật sư
Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” quy định Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động:
“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”
Theo quy định trên, người lao động của đơn vị bạn thuộc vào trường hợp là đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của “Bộ luật lao động 2019” do đó, người lao động của đơn vị bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Mục lục bài viết
- 1 1. Chính sách đối với lao động dôi dư không đủ tuổi nghỉ hưu
- 2 2. Hệ quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động và nghỉ hưu
- 3 3. Có được đóng bảo hiểm một lần khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu không?
- 4 4. Điều kiện hưởng trợ cấp khi nghỉ hưu theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP
- 5 5. Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
- 6 6. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp khi nghỉ hưu theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP?
1. Chính sách đối với lao động dôi dư không đủ tuổi nghỉ hưu
Khi sắp xếp lại công ty nhiều trường hợp sẽ phát sinh vấn đề lao động dôi dư, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu khi có sự sắp xếp lại mà phát sinh lao động dôi dư thì lao động này sẽ được giải quyết căn cứ theo Nghị định 91/2010/NĐ-CP, hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH.
Đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu mà chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì được hưởng chế độ sau:
– Trợ cấp 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp, nhưng thấp nhất cũng bằng 02 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).
– Hỗ trợ thêm 01 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) cho mỗi năm (đủ 12 tháng) thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính hỗ trợ thêm.
– 06 tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) hiện hưởng tại thời điểm nghỉ việc để đi tìm việc làm. Nếu có nhu cầu học nghề thì được học nghề miễn phí tối đa là 06 tháng.
– Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp quy như trên là tổng thời gian người lao động thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước trừ đi thời gian người lao động nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, thời gian hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định (nếu có).
Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp xác định theo số năm (đủ 12 tháng) ở mỗi giai đoạn điều chỉnh hệ số lương và mức tiền lương tối thiểu chung, số tháng lẻ ở giai đoạn trước được cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo. Trường hợp ở giai đoạn cuối cùng còn tháng lẻ thì được tính theo nguyên tắc: dưới 01 tháng không được tính; từ đủ 01 tháng đến dưới 07 tháng được tính tròn 06 tháng; từ đủ 07 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn 01 năm.
đ) Thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính hỗ trợ thêm quy định tại điểm b, khoản 4 Điều này là tổng thời gian người lao động thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước trừ đi thời gian người lao động nhận trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, thời gian hưởng chế độ xuất ngũ hoặc phục viên theo quy định (nếu có).
Tổng thời gian người lao động thực tế làm việc (có đi làm, có tên trong bảng thanh toán lương) trong khu vực nhà nước xác định theo quy định tại điểm d, khoản 4 Điều này.
e) Tiền lương, phụ cấp lương làm căn cứ tính trợ cấp, hỗ trợ thêm quy định tại điểm a, điểm b, khoản 4 Điều này được tính theo các giai đoạn điều chỉnh hệ số lương và mức lương tối thiểu chung cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước (tính đủ 12 tháng, số tháng lẻ cộng dồn vào giai đoạn tiếp theo), cụ thể như sau:
– Đối với thời gian thực tế làm việc trong khu vực nhà nước được tính trợ cấp, hỗ trợ thêm trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 thì tính theo hệ số lương (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) và phụ cấp lương (gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, nếu có) bình quân 6 tháng liền kề thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2004 theo Nghị định số 25/CP và Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ.
Ngoài ra, người lao động còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
2. Hệ quả pháp lý khi chấm dứt hợp đồng lao động và nghỉ hưu
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi 53 tuổi, là công nhân trong doanh nghiệp tái chế dầu, làm việc thuộc ngành độc hại có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) liên tục 30 năm. Hơp đồng của tôi và công ty là hợp đông không xác định thời hạn. Tôi muốn về hưu sớm, nhưng cơ quan không chịu giải quyết cho về hưu sớm và hướng dẫn tôi phải làm đơn xin nghỉ việc cùng cam kết chỉ được trợ cấp một lần. Vậy, cho tôi hỏi nếu nghỉ hưu sớm hay xin nghỉ việc thì chế độ có khác gì nhau?
Luật sư tư vấn:
Chế độ mà người sử dụng lao động trả cho bạn khi nghỉ việc sẽ khác với chế độ mà bảo hiểm chi trả, đó là hai chế độ khác nhau. Các chế độ mà người sử dụng lao động trả cho bạn khi bạn nghỉ việc sẽ tuân theo quy định của Bộ Luật lao động còn chế độ bảo hiểm mà bạn được hưởng khi nghỉ hưu sẽ do bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luât Bảo hiểm xã hội. Vì thế, bạn có thể xem xét và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật
- Chế độ hưởng lương hưu
Theo quy định của khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”
Như vậy, nếu có đủ điều kiện để hưởng lương hưu thì bạn có thể được hưởng lương hưu khi nghỉ hưu sớm. Chế độ hưởng lương hưu theo Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
- Chế độ được hưởng khi xin nghỉ việc
Theo quy định của Điều 37 “Bộ luật lao động 2019” thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước với người sử dụng lao động trước 45 ngày, nếu người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày. Khi đã đảm bảo được điều kiện đó và công ty cho phép bạn nghỉ thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo Điều 48 Bộ luật lao động:
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”
Như vậy, chế độ nghỉ hưu và chế độ chấm dứt hợp đồng sẽ được hưởng các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật lao động và quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội
3. Có được đóng bảo hiểm một lần khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu không?
Tóm tắt câu hỏi:
Vì sao đến nay, trừ thành phố Hồ Chí Minh còn các tỉnh khác chưa thực hiện chính sách đóng BHXH tự nguyện một lần đối với lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đóng BHXH đủ 20 năm. Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 02 năm 2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện có hiệu lực từ ngày 04 tháng 04 năm 2016.
Tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH có quy định:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
…..
g) Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
Theo quy định trên, người đã tham gia BHXH có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Trường hợp đóng một lần cho những năm còn thiếu của người đã đủ tuổi hưu nhưng thời gian tham gia BHXH chưa đủ thì áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Thứ nhất, về mức đóng:
Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn. Mức thu nhập tháng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của thủ tướng Chính phủ (hiện tại là 700 ngàn đồng với khu vực nông thông và 900 ngàn đồng với khu vực thành thị) và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở (hiện tại là 23 triệu đồng) tại thời điểm đóng.
Mức đóng một lần cho nhiều năm (nhưng không quá 5 năm) với những người vẫn đang trong độ tuổi lao động, được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Thứ hai, phương thức đóng
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau: Đóng hằng tháng; đóng 03 tháng một lần; đóng 06 tháng một lần; đóng 12 tháng một lần; đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần.
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng trên còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.
Thứ ba, thời điểm hưởng
Thời điểm hưởng lương hưu là ngày 1 của tháng liền kề sau tháng người tham gia BHXH tự nguyện có đủ điều kiện hưởng lương hưu và đủ điều kiện về tuổi đời.
Không rõ là bạn đang ở địa phương nào, nhưng việc đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần sẽ được cơ quan Bảo hiểm xã hội triển khai thực hiện ngay từ ngày 04 tháng 04 năm 2016 trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
4. Điều kiện hưởng trợ cấp khi nghỉ hưu theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có người thân công tác tại xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định 1232/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 từ năm 1996 qua nhiều chức vụ như: chủ tịch hội nông dân, phó bí thư thường trực đảng ủy xã, chủ tịch hội cựu chiến binh xã và khi nghị định 116 có hiệu lực thì người thân tôi cũng đã được hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp lâu năm nhưng đến tháng 01/2016 thì người thân tôi có quyết định nghĩ hưu và không được hưởng chế độ phụ cấp trợ cấp theo nghị định 116 kể từ khi nghĩ hưu..vậy xin luật sư cho tôi hỏi vậy khi nghĩ hưu như vậy người thân tôi có được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi nghĩ hưu theo điều 8 nghị định 116 không? ..xin cảm ơn nhiều..?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu như sau :
“Điều 8. Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu.
3. Thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác;
c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm công tác.”
Căn cứ vào quy định này thì những đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CPđang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp một lần.Theo thông tin mà bạn cung cấp thì người thân của bạn thuộc đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP, bắt đầu quá trình công tác tại vùng có kinh tế đặc biệt khó khăn từ năm 1996, như vậy tính đến nay đã đủ 10 năm công tác, do vậy khi nghỉ hưu sẽ được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 8 Nghị định 116/2010/NĐ-CP.
5. Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi hỏi một chút tôi là nữ, hiện nay đã được 33 năm công tác. Theo quy định tôi thừa 8 năm, ngoài lương hưu ra tôi được trợ cấp bằng 4 tháng lương. Cho tôi hỏi mức lương để tính với 4 tháng là mức lương của cả quá trình đóng bảo hiểm, hay mức lương của tháng trước khi nghỉ hưu. Xin kính chào và trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là nữ, công tác được 33 năm nhưng bạn không nói rõ bạn bao nhiêu tuổi? Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu đối với nữ theo quy định tại Điều 54
Mức hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 56
15 năm đầu tham gia BHXH = 45%
18 năm tiếp theo = 18 x 3% = 54%
Tổng mức được hưởng: 45% + 54% = 99%. Tuy nhiên, mức hưởng lương hưu tối đa theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 là 75%. Do đó, mức lương hưu hàng tháng bạn được hưởng là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Số năm dư của bạn là 8 năm thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 58. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, theo quy định trên, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% bạn sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Do đó, khoảng thời gian 8 năm dư của bạn sẽ được hưởng 4 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ để tính trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội là mức lương của quá trình đóng bảo hiểm xã hội của bạn nếu bạn có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
Nếu bạn thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
– Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
– Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
– Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
– Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
– Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
– Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
– Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
Nếu bạn vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
6. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp khi nghỉ hưu theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP ?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi được nghỉ hưu trước tuổi theo
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 2 Quy định 169-QĐ/TW về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên các cấp thì mức phụ cấp trách nhiệm đối với Uỷ viên ban chấp hành đảng bộ, chi bộ cấp xã và tương đương hưởng hệ số 0,3 mức lương tối thiểu.
Điều 3 Quy định 169-QĐ/TW xác định nguyên tắc chi trả phụ cấp như sau:
– Cấp uỷ viên các cấp hằng tháng được hưởng phụ cấp trách nhiệm cấp uỷ viên; khi thôi tham gia cấp uỷ thì thôi hưởng phụ cấp.
– Trường hợp một đồng chí là cấp uỷ viên nhiều cấp thì chỉ hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm của cấp uỷ cao nhất mà đồng chí đó tham gia.
– Phụ cấp trách nhiệm không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, phụ cấp trách nhiệm đối với Uỷ viên ban chấp hành đảng bộ, chi bộ cấp xã sẽ không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thì Cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm các chế độ sau:
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;
– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho tổng số hai mươi năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội; từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương;
– Đối với cán bộ xếp lương chức vụ: Tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm từ đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu.
– Đối với cán bộ xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo:
+ Cán bộ chưa xếp bậc lương cuối cùng ở ngạch hiện giữ mà trong thời gian giữ bậc luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật và tại thời điểm nghỉ hưu trước tuổi, còn thiếu từ 01 đến 12 tháng để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng bậc lương trước thời hạn để nghỉ hưu.
Luật sư tư vấn tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp khi nghỉ hưu theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP:1900.6568
+ Cán bộ đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch hiện giữ, đã có bằng tốt nghiệp đại học trở lên và trong quá trình công tác luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật trong thời gian 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu thì được nâng ngạch không qua thi lên ngạch trên liền kề để nghỉ hưu;
– Đối với cán bộ cấp xã công tác tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại nếu còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội 20 năm thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 26/2015/NĐ-CP. Trong thời gian công tác, bạn được hưởng phụ cấp trách nhiệm đối với cấp ủy viên ban chấp hành đảng bộ, chi bộ cấp xã với hệ số 0,3 mức lương tối thiểu. Mức phụ cấp này dùng làm căn cứ tính trợ cấp theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 26/2015/NĐ-CP theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 26/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ hưu trước tuổi
…
2. Tiền lương tháng để tính trợ cấp được xác định bằng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu, bao gồm: Mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có).”