Nghị định mới nhất về sinh con thứ 3? Quy định mới về Đảng viên sinh con thứ 3 như thế nào? Sinh con thứ 3 bây giờ có bị xử phạt không? Đảng viên sinh con thứ 3 có bị ký luật Đảng không? Đã khuyến khích sinh con thứ 3 chưa hay vẫn cấm?
Sinh con là nhu cầu cơ bản của mỗi cá nhân, gia đình. Tuy nhiên, trong thực tế tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi thời kỳ, một số quốc gia có quy định về số lượng con sinh ra, trong đó có Việt Nam. Vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành quy định, điều chỉnh về vấn đề này như thế nào? Đối với trường hợp là Đảng viên sinh con thứ 3 thì sao?
Luật sư tư vấn các quy định mới nhất về việc sinh con thứ 3: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
– Pháp lệnh Dân số 2003;
– Pháp lệnh Sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số 2003 ban hành năm 2008;
–
– Nghị định 18/2011/NĐ-CP sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số;
–
–
– Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030,
Mục lục bài viết
1. Quy định mới về sinh con thứ 3?
Theo quy định tại Điều 1, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 quy định về nghĩa vụ của các cặp vợ chồng trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, cụ thể như sau.
“Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con;
Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”.
Trường hợp đặc biệt nêu tại khoản 2, Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh Dân số năm 2003 nêu trên hướng được quy định, hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 20/2010/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 18/2011/NĐ-CP, theo đó, những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con, cụ thể như sau:
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên;
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên;
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi;
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống”.
Đối với việc vi phạm quy định về sinh con thứ 3 được nêu tại Pháp lệnh Dân số 2003, Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số 2003 ban hành năm 2008 và các văn bản hướng dẫn chi tiết như nêu ở trên. Việc xử phạt được quy định lần đầu tiên tại Nghị định 114/2006/NĐ-CP, theo đó:
+ Đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng.
+ Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ.
+ Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức.
+ Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.”
Tuy nhiên, theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực kể từ ngày 31/12/2013 đã chấm dứt hiệu lực Nghị định 114/2006/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Nghị định 176/2013/NĐ-CP cũng không còn quy định nào về xử phạt đối với việc sinh con thứ ba.
Hiện nay, theo Quyết định số 588/QĐ-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/2020phê duyệt “chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”, việc sinh có thứ ba được có đề cập đến trong một số nội dung cụ thể, theo đó ở góc độ quản lý nhà nước:
+ Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh ít con hơn ở những địa phương có mức sinh còn cao, duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế, sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp.
+ Ở địa phương, phải thực hiện “vận động sinh ít con hơn ở nơi mức sinh còn cao, duy trì ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế và sinh thêm con ở những nơi mức sinh đã xuống thấp.
Cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phù hợp với đặc điểm mức sinh của các địa phương có mức sinh khác nhau:
+ Đối với địa phương có mức sinh cao, tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành như khuyến khích các cặp vợ chồng, gia đình, tập thể, cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, bao gồm phương tiện tránh thai; bồi dưỡng, hỗ trợ người thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ, người vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình,…
+ Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh ít con. Từng bước ban hành, thực hiện các chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng. Ở những địa phương đã có mức sinh dưới mức sinh thay thế thí điểm, mở rộng thực hiện các chính sách hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh con, nuôi dạy con; đồng thời có chính sách không khuyến khích kết hôn muộn, sinh con muộn và sinh ít con.
Các nhiệm vụ, hoạt động ưu tiên cần thực hiện ngay:
+ Bãi bỏ các quy định của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng liên quan đến mục tiêu giảm sinh, tiêu chí giảm sinh con thứ 3 trở lên,…
+ Sửa đổi, bổ sung các chính sách hỗ trợ, khuyến khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con trên cơ sở phân tích, đánh giá tác động của các chính sách về lao động, việc làm, nhà ở; phúc lợi xã hội; giáo dục; y tế,… đến việc sinh ít con; xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp thích hợp.
2. Quy định mới về Đảng viên sinh con thứ 3?
Theo như đã phân tích ở phần đầu bài viết, tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội của từng thời điểm, nhằm mục tiêu quản lý nhà nước, thực hiện hiệu quả các mục tiêu của xã hội. Do đó, bên cạnh các quy định của Quốc hội và Chính phủ, Đảng viên còn chịu sự điều chỉnh của một số văn bản hiện hành, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Quy định số 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 15/11/2017 quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm:
Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng hoặc vi phạm trong trường hợp sinh con thứ ba (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
Theo quy định tại Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTWcủa Ủy ban Kiểm tra – Ban Chấp hành Trung ương ngày 22/3/2018hướng dẫn thực hiện một số điều trong quy định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, cụ thể:
Trường hợp không vi phạm về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, gồm:
– Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
– Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
– Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
– Cặp vợ chồng sinh con lần thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
– Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ): sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ); sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
* Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên) thì thôi không xem xét, xử lý kỷ luật.
Do vậy, căn cứ những quy định nêu trên, hiện nay việc sinh con thứ ba đang được điều chỉnh và thực hiện theo Quyết định số 588/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với Đảng viên, ngoài Quyết định số 588/QĐ-TTgcòn phải tuân thủ theo Quy định số 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương ngày 15/11/2017 và Hướng dẫn số 04-HD/UBKTTW của Ủy ban Kiểm tra – Ban Chấp hành Trung ương ngày 22/3/2018.