Nghị định 52/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM
Căn cứ Luật Tổ chứcChính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Căn cứ
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,
Chính phủban hành Nghị định quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việclàm.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm; quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 của
2. Tổ chức, cá nhân liên quan đến thành lập và hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Điều 3. Các hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp
Tư vấn cho người lao động và người sử dụnglao động, bao gồm:
a) Tư vấn nghề cho người lao động về lựa chọn nghề, trình độ đào tạo, nơi học phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
b) Tư vấn việc làm cho người lao động lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; kỹ năng thi tuyển; tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nước;
c) Tư vấn cho người sử dụng lao động tuyển dụng, quản lý lao động; quản trị và phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động và phát triển việc làm.
Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Giới thiệu người lao động cần tìm việc làm cho người sử dụng lao động cần tuyển lao động;
b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Cung ứng, giới thiệu lao động cho các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
Thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động.
Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tìm kiếm việc làm và đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Điều 4. Quyền hạn của doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ việc làm
Ký kết hợp đồng để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Khai thác thông tin về lao động, việc làm và dạy nghề.
Thu phí theo quy định pháp luật về phí.
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động dịch vụ việc làm
Thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết, các cam kết với người lao động và người sử dụng lao động, người học nghề, người được tư vấn, giới thiệu việc làm.
Thực hiện đúng các chế độ tài chính, các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật và bồi thường các thiệt hại do vi phạm các hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng trong thời gian người lao động thực hiện
Niêm yết công khai Bản sao chứng thực giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm tại trụ sở.
Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VIỆC LÀM
Điều 6. Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm
Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm (sau đây viết tắt là giấy phép) do Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm) cấp cho doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Giấy phép theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Giấy phép có thời hạn tối đa 05 năm (60 tháng).
Điều 7. Điều kiện cấp giấy phép
Có trụ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Điều 8. Điều kiện địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp
Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có Hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Điều 9. Điều kiện bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm
Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng.
Điều 10. Ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ
Tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng).
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và quy định của pháp luật.
Ngân hàng có trách nhiệm xác nhận tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng.
Sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp không được cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép;
b) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp nộp lại, bị thu hồi giấy phép.
Tiền ký quỹ được rút trong trường hợp nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm xác nhận về việc giải quyết rủi ro hoặc các khoản đền bù xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
Ngân hàng không được cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
a) Vănbản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp;
b) Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuấttrình bản gốc để đối chiếu;
c) Bản sao chứng thực Giấy xác nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
d) Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ (01 bộ) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 12. Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tài khoản, tên giám đốc, số điện thoại.
Trước 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, người đứng đầu doanh nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về địa điểm mới kèm giấy tờ chứng minh tính hợp lệ của địa điểm mới theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, trước ngày thực hiện việc chuyển địa điểm.
Điều 13. Cấp lại giấy phép
Doanh nghiệp được cấp lại giấy phép khi giấy phép bị mất, bị hư hỏng hoặc thay đổi một trong các nội dung của giấy phép.
Hồ sơ cấp lại giấy phép bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép của doanh nghiệp;
b) Giấy phép bị hư hỏng hoặc bản sao các giấy tờ chứng minh việc thay đổi một trong các nội dung của giấy phép.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đủ (01 bộ) hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép được cấp lại có thời hạn không quá thời hạn của giấy phép đã được cấp trước đó.
Điều 14. Gia hạn giấy phép
Trong thời hạn 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép. Hồ sơ gia hạn giấy phép gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Bản sao các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện cấp giấy phép quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Mỗi lần gia hạn không quá 60 tháng.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được (01 bộ) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp. Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằngvănbản và nêu rõ lý do.
Điều 15. Nộp lại, thu hồi giấy phép
Doanh nghiệp phải nộp lại giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự chấm dứt hoạt động;
b) Tự chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm.
Doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau đây sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện tại Điều 7 Nghị định này;
b) Không hoạt động dịch vụ việc làm sau 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;
c) Bị chấm dứt hoạt động;
d) Bị chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm;
đ) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại các điểm a, c và d Khoản 2 Điều này được cấplại giấy phép sau 01 năm (12 tháng), kể từ ngày quyếtđịnh thu hồi giấy phép có hiệu lực, nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm nhận giấy phép do doanh nghiệp nộp.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cấp, cấp lại, gia hạn hoặc thu hồi giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản cho Ủy bannhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Điều 17. Chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp
Doanh nghiệp được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định của
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày giao nhiệm vụ cho chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chi nhánh.
Nghĩa vụ của chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm:
a) Niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm và Bản sao chứng thực giấy phép của doanh nghiệp tại trụ sở chi nhánh;
b) Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi đặt trụ sở chi nhánh.
Thời hạn hoạt động dịch vụ việc làm của chi nhánh không vượt quá thời hạn giấy phép của doanh nghiệp.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Trách nhiệm của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ việc làm trong phạm vi cả nước.
Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Tổng hợp và báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Điều 19. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn về phí dịch vụ việc làm theo quy định của pháp luật về phí.
Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Chỉ đạo việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn.
Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hoặc ủy quyền cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi hoặc nhận lại giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
Khen thưởng và xử lýcác vi phạm theo quy định của pháp luật.
Báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 21. Quy định chuyển tiếp
Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hoạt động cho đến hết thời hạn của giấy phép được cấp.
Doanh nghiệp đã nộp đủ hồ sơ cấp giấy phép theo đúng quy định tại
Doanh nghiệp có giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm hết thời hạn kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2014 đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì doanh nghiệp tiếp tục hoạt động dịch vụ việc làm đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2014.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.