Các nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đều đươc xây dựng với nét tính cách riêng biệt. Dưới đây là bài viết về Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu về tác giả và tác phẩm, sau đó dẫn dắt người đọc đến với yêu cầu của bài phân tích về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa.
1.2. Thân bài:
– Tấm lòng tốt muốn giải phóng con người của Phùng và chánh án Đẩu là tốt nhưng lòng tốt ấy chưa đủ, bởi họ thiếu cái nhìn hiện thực đa chiều, về con người và cuộc sống
– Người đàn bà làng chài chịu đựng đòn roi không chịu ly hôn chồng khi có người giúp đỡ thật đáng trách nhưng lại là con người thấu hiểu đạo lý, có những lí do và triết lí sâu sắc về cuộc đời
– Nhân vật người chồng trong con mắt của đứa con Phác và Phùng cùng chánh án Đẩu chỉ là là tên thủ phạm hèn hạ, gã đàn ông tàn nhẫn với hành động đánh vợ như trút lửa là người “cả nước này mới có một người chồng như hắn”, nhưng tấm lòng đầy vị tha của người đàn bà thì ông chồng ấy chỉ là nạn nhân của cái cuộc sống nghèo đói, cái hành vi bạo lực ấy không phải bản chất .
– Nhân vật đứa con trai là Phác với hành động đánh lại bố mình xuất phát điểm là tình thương dành cho mẹ đáng thương đập vô bờ bến, và là con đường cùng cực khi phải sống trong cái cảnh bị chửi rủa nhưng cũng lại là hành vi đáng lên án bởi trái với luân thường đạo lí, như vậy là bất hiếu,…
1.3. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa.
2. Phân tích Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa:
Nguyễn Minh Châu, một trong những tác giả tiên phong của nền văn học Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã để lại dấu ấn sâu sắc với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”. Tác phẩm này nổi bật với phong cách tự sự và triết luận, sử dụng ngôn ngữ giản dị để kể về chuyến đi thực tế của một nhiếp ảnh gia tên Phùng và những suy ngẫm về nghệ thuật cũng nhưu cuộc sống. Sự thành công của tác phẩm phần lớn đến từ nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
Phong cách văn học của Nguyễn Minh Châu chịu ảnh hưởng rõ rệt từ Nam Cao với cái nhìn khách quan về hiện thực cuộc sống và sự thể hiện triết lý sâu sắc. Nam Cao thường xây dựng nhân vật với những mâu thuẫn nội tâm, từ đó tạo nên một bức tranh sắc nét về sự nghèo đói và khổ cực. Tương tự như vậy, “Chiếc thuyền ngoài xa” cũng phản ánh sự đối lập trong nhân vật, thể hiện sự hiện diện của cả những phẩm chất tốt đẹp lẫn tiêu cực trong mỗi cá nhân.
Nhân vật người đàn bà làng chài trong tác phẩm là một ví dụ điển hình. Bà không được giới thiệu bằng tên riêng mà chỉ được biết đến qua hình ảnh chung chung, một người phụ nữ tuổi trung niên với vẻ ngoài xù xì và mệt mỏi. Cuộc sống của bà đầy khó khăn và khổ cực và bà cam chịu sự bạo hành từ chồng mà không một lời kêu than. Sự chịu đựng của bà không chỉ là biểu hiện của lòng hi sinh, mà còn là sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của những đau khổ mình phải chịu đựng. Bà là hình mẫu của lòng nhân hậu và vị tha.
Những đứa con của bà cũng phản ánh sự đau khổ và tình thương trong gia đình. Em gái Phác, dù yếu ớt, nhưng dũng cảm chống lại hành động sai trái của anh trai mình, thể hiện lòng quan tâm và lo lắng cho mẹ. Đứa con trai lớn, Phác, yêu mẹ và muốn bảo vệ mẹ khỏi sự bạo hành của cha, dù hành động của nó cũng đồng thời phản ánh sự mâu thuẫn giữa tình thương và các giá trị đạo đức.
Nhiếp ảnh gia Phùng từng là lính, luôn đấu tranh cho công lý và cảm động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhưng lại thiếu sự hiểu biết sâu sắc về đời sống. Phùng cùng với chánh án Đẩu, người có học thức và tốt bụng, đều thiếu kinh nghiệm thực tế để đánh giá đúng đắn tình hình. Mặc dù họ tấm lòng muốn giúp đỡ nhưng cái nhìn của họ về con người và cuộc sống còn hạn chế.
Nguyễn Minh Châu, qua nghệ thuật xây dựng nhân vật đa chiều đã tiên phong trong việc đổi mới văn học Việt Nam, phản ánh những chuyển biến của xã hội và con người trong thời kỳ đổi mới. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” không chỉ là một câu chuyện về nghệ thuật và cuộc sống, mà còn là một bước tiến quan trọng trong việc phản ánh sâu sắc bản chất của nhân vật và xã hội.
3. Phân tích Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Chiếc thuyền ngoài xa ngắn gọn nhất:
Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu không chỉ xây dựng cốt truyện với những giá trị nhân văn và hiện thực, mà còn để lại ấn tượng mạnh mẽ nhờ nghệ thuật tạo dựng nhân vật với các phẩm chất đa diện và ý nghĩa sâu sắc.
Nguyễn Minh Châu khắc họa con người qua hai khía cạnh đối lập, kết hợp cả những phẩm chất tốt đẹp lẫn xấu xa. Nhân vật người đàn bà làng chài được miêu tả với vẻ ngoài thô kệch và “gương mặt mệt mỏi”, biểu hiện của cuộc sống vất vả và khổ cực. Dù bị chồng bạo hành, bà vẫn kiên quyết không rời bỏ chồng và chia sẻ cuộc đời đầy đau khổ cùng niềm vui nhỏ nhoi từ những đứa con. Bà dường như cam chịu,nhưng thực chất là một người phụ nữ dũng cảm, hi sinh và hiểu lẽ đời, sống vì con cái chứ không vì bản thân mình. Vẻ đẹp thực sự của bà ẩn sâu sau lớp bề ngoài thô ráp.
Ngược lại, người chồng bạo hành được mô tả với hình ảnh “tóc tổ quạ”, “chân vòng kiềng” và “hai mắt độc ác” thể hiện sự hung bạo và tàn nhẫn. Trong mắt con cái và các nhân vật như Phùng và chánh án Đẩu, ông là một kẻ xấu xa, một tên bạo lực tàn ác, suốt ngày chỉ đụng tay đụng chân với vợ con. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của người đàn bà, ông là nạn nhân của nghèo đói và hành động bạo lực của ông phản ánh những khó khăn cuộc sống chứ không phải bản chất con người. Trước đó cuộc sống của họ vô cùng hạnh phúc. Thậm chí trong những ngày biển động dữ dội thì người chồng chính là chỗ dựa, trụ cột của người đàn bà và những đứa con nương tự vào.
Những đứa con của người đàn bà cũng là những nhân vật đáng chú ý. Em gái Phác, dù yếu ớt, vẫn dũng cảm chống lại hành động sai trái của anh trai. Đứa con trai lớn, Phác cũng thể hiện sự dũng cảm khi đứng lên bảo vệ mẹ khỏi sự tàn ác của cha. Mặc dù hành động của nó là đáng lên án trong bối cảnh đạo đức, khi con dám có hành động không phải với cha của mình.
Chánh án Đẩu và nhiếp ảnh gia Phùng đều mang trong mình lòng nhân ái và mong muốn bảo vệ công lý. Tuy nhiên, cả hai đều thiếu kinh nghiệm thực tiễn và cái nhìn sâu sắc về cuộc sống. Thiện ý và lòng tốt của họ chưa đủ để hiểu hết những phức tạp của cuộc sống và họ chỉ nhận ra những góc khuất khi đối diện thực tế.
Nguyễn Minh Châu đã khéo léo xây dựng các nhân vật đa chiều, đặt họ trong những tình huống thử thách để khám phá những vẻ đẹp và hạn chế trong tâm hồn cũng như nhận thức của họ. Nó cũng cho thấy không nên đánh giá bất cứ thứ gì, bất cứ người nào bằng vẻ đẹp. Chỉ khi có cái nhìn đa chiều và thấu hiểu mới có thể cảm nhận được những giá trị sâu sắc của cuộc sống. Nó giống như việc đằng sau bức ảnh mực tàu của một danh họa thời cổ chính mà nhiếp ảnh Phùng chụp được lại là hiện thực cuộc sống tàn khốc. Từ đó, tác phẩm mở ra những ý nghĩa sâu sắc về cuộc sống và con người.