Các quy định cơ bản về Công ty hợp danh? Ngành nghề kinh doanh gì nên thành lập loại hình công ty hợp danh? Ngành nghề kinh doanh bắt buộc thành lập loại hình công ty hợp danh?
Để tiến hành đăng ký kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh, các chủ thể kinh doanh cần thành lập các loại hình doanh nghiệp kinh doanh. Luật doanh nghiệp quy định các ngành nghề kinh doanh sẽ được phép thành lập những loại hình doanh nghiệp khác nhau để phù hợp với ngành nghề đó. Vậy những ngành nghề kinh doanh gì nên thành lập loại hình công ty hợp danh? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Các quy định cơ bản về Công ty hợp danh?
Theo quy định của
Tại Điều 177
“1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”
Như vậy, điều kiện đối với công ty hợp danh là phải có ít nhất 02 thành viên trở lên và thực hiện kinh doanh chung, công ty hợp danh hay còn hiểu là công ty đối nhân. Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, đối với thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Ngành nghề kinh doanh gì nên thành lập loại hình công ty hợp danh?
Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm, tức những ngành nghề kinh doanh nào được pháp luật cho phép và không vi phạm pháp luật sẽ được kinh doanh. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì Doanh nghiệp cần đáp ứng đúng các điều kiện mà Luật yêu cầu thì mới được tiến hành kinh doanh.
Doanh nghiệp kinh doanh sẽ có quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh cũng như lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. Theo đó, Doanh nghiệp sẽ được tự do lựa chọn ngành nghề để kinh doanh, ngành nghề kinh doanh được lựa chọn phải là ngành nghề không nằm trong danh mục cấm kinh doanh của pháp luật. Đồng thời, Luật doanh nghiệp quy định có nhiều hình thức tổ chức kinh doanh như: công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh có thể tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh, số vốn kinh doanh và trách nhiệm đối với số vốn bỏ ra.
Đối với công ty hợp danh, pháp luật không quy định cụ thể những ngành nghề nào sẽ được phép và không được phép thành lập loại hình công ty này, điều này thuộc về quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh trong phạm vi pháp luật cho phép. Với một số ngành nghề đặc thù, pháp luật quy định các ngành nghề này phải lựa chọn một trong một số hình thức tổ chức kinh doanh do ngành nghề kinh doanh đó có các đặc thù riêng biệt.
Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp sẽ có các nghĩa vụ của doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Chỉ khi doanh nghiệp có đủ các điều kiện kinh doanh yêu cầu thì Luật doanh nghiệp mới cho phép được thành lập và hoạt động.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp, các nghĩa vụ này là bắt buộc, nếu không thực hiện sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.
Trong quá trình kinh doanh, Doanh nghiệp có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thực hiện chính xác các báo cáo. Về việc kê khai gian dối, nếu điều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người khác thì sẽ bị xử lý theo quy định. Nếu cơ quan có thẩm quyền phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì sẽ thông báo cho doanh nghiệp sửa kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
Với mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; vừa đảm bảo quyền lợi cho người lao động vừa đảm bảo các quyền công dân như: không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Trong quá trình thành lập và hoạt động, với trách nhiệm đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động, Doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện những điều này thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quy định của pháp luật không giới hạn các ngành nghề kinh doanh có thể lập công ty hợp danh cũng như không quy định công ty hợp danh có thể kinh doanh những ngành nghề nào. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp thành lập là tùy thuộc vào chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng, công ty hợp danh mang tính chất “đối nhân”- nghĩa là coi trọng niềm tin giữa các thành viên hợp danh với nhau. Do đó, các ngành nghề kinh doanh của công ty hợp danh thường là các ngành nghề mang nặng tính chuyên môn như luật, kiểm toán… mà ít khi là các ngành nghề sản xuất kinh doanh thông thường.
3. Ngành nghề kinh doanh bắt buộc thành lập loại hình công ty hợp danh?
Những ngành nghề bắt buộc thành lập loại hình công ty hợp danh:
Đối với công ty Luật:
Tại Điều 34
Văn phòng công chứng:
Tại Điều 22
Văn phòng Thừa phát lại:
Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị Định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:
Khoản 1 Điều 13 Luật phá sản 2014 quy định các loại doanh nghiệp thuộc loại hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản.
Kinh doanh dịch vụ kế toán:
Theo khoản 1 Điều 59
Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm:
Khoản 1 Điều 9
Như vậy, pháp luật không quy định cụ thể về những ngành nghề nào sẽ nên thành lập công ty hợp danh mà doanh nghiệp sẽ có quyền tự do lựa chọn loại hình công ty phù hợp với ngành nghề và trách nhiệm đối với vốn kinh doanh. Tuy nhiên đối với các ngành nghề đặc thù nêu trên thì pháp luật có quy định cụ thể hơn về doanh nghiệp sẽ chỉ được lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính đặc thù của ngành nghề.