NĐ 115/2013/NĐ-CP về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ, TỊCH THU THEO THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính (sau đây viết gọn là tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu); trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan đến tài sản, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, các loại động vật, thực vật, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, vật thuộc loại cấm lưu hành và các loại tài sản đặc biệt khác không áp dụng Nghị định này, mà áp dụng theo quy định của
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
1. Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
2. Bảo đảm giữ được giá trị, chất lượng, tiêu chuẩn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
3. Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc tiếp nhận, chuyển tang vật, phương tiện bị tịch thu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định của người có thẩm quyền.
Luật sư
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu và các hành vi trục lợi khác.
Vi phạm niêm phong, mang tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu ra khỏi nơi tạm giữ, bảo quản trái phép.
Làm mất, thiếu hụt, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Điều 5. Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, bao gồm các khoản chi cho xây dựng, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc thuê nơi tạm giữ; mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi phí phục vụ xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu không còn giá trị sử dụng và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được bảo đảm theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; mức phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Chương 2.
QUẢN LÝ, BẢO QUẢN TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH BỊ TẠM GIỮ, TỊCH THU
Điều 6. Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là nhà, kho, bến, bãi, âu thuyền, trụ sở cơ quan hoặc nơi khác do người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu quyết định.
Nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải bảo đảm an toàn về phòng, chống cháy, nổ và đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường.
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của địa phương và trên cơ sở đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện chung ở địa phương; đối với cơ quan thường xuyên phải tạm giữ tang vật, phương tiện với số lượng lớn, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cấp đất và kinh phí để xây dựng nơi tạm giữ.
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quản lý nơi tạm giữ chung hoặc giao cho một cơ quan quản lý. Cơ quan có nơi tạm giữ tang vật, phương tiện hoặc được giao quản lý nơi tạm giữ chung, phải bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Căn cứ vào tình hình thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định hình thức, quy mô thiết kế xây dựng nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính ở địa phương mình.
Bộ Công an quy định cụ thể về điều kiện nơi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Phân công cán bộ làm công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phù hợp với điều kiện nơi tạm giữ.
Thông báo kịp thời cho cơ quan ra quyết định tạm giữ khi tang vật, phương tiện bị tạm giữ hết thời hạn tạm giữ; tang vật, phương tiện bị tạm giữ đã có quyết định trả lại cho cá nhân, tổ chức nhưng không đến nhận và tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu bị mất, hư hỏng; trường hợp có dấu hiệu của tội phạm phải báo ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.
Thông báo cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc hội đồng bán đấu giá về tang vật, phương tiện đã có quyết định tịch thu để bán đấu giá.
Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan, đơn vị hữu quan để di chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đến nơi an toàn trong trường hợp thiên tai hoặc các trường hợp khác đe dọa đến sự an toàn của tang vật, phương tiện.
Đề xuất, báo cáo thủ trưởng cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình trạng, phương án bảo vệ, nâng cấp, sửa chữa nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo quyết định của người có thẩm quyền; trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu cho cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác khi có quyết định của người có thẩm quyền.
Quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đúng chế độ quản lý.
Thường xuyên kiểm tra nơi tạm giữ; phát hiện kịp thời tang vật, phương tiện bị mất, hư hỏng hoặc nơi tạm giữ không bảo đảm an toàn để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Vào sổ và ghi chép đầy đủ về giờ, ngày, tháng, năm tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật, phương tiện vi phạm; hiện trạng tang vật, phương tiện vi phạm; ghi rõ số quyết định, thời gian, lý do tạm giữ, tịch thu và họ, tên, chức vụ của người ký quyết định, người giao, người nhận tang vật, phương tiện đó.
Hàng ngày thống kê, định kỳ báo cáo với người đứng đầu cơ quan nơi quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu về:
a) Số lượng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
b) Tang vật, phương tiện đã trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp;
c) Số lượng tang vật, phương tiện đã hết thời hạn bị tạm giữ mà chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận;
d) Số lượng tang vật, phương tiện chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền;
đ) Tổng số tang vật, phương tiện hiện còn tạm giữ.
Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.
Điều 10. Quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Khiếu nại, tố cáo hành vi, quyết định trái pháp luật của người có thẩm quyền tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Kiểm tra trước khi nhận lại tang vật, phương tiện khi hết thời hạn bị tạm giữ.
Yêu cầu cán bộ quản lý lập biên bản về việc tài sản trong thời gian tạm giữ bị mất, đánh tráo, hư hỏng, thiếu hụt và yêu cầu cơ quan quản lý tang vật, phương tiện bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.
Nộp phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo quy định.
Không thu phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản trong thời gian tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật, phương tiện không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật, phương tiện hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định này.
Điều 12. Tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Khi tiếp nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản thực hiện các bước sau đây:
Kiểm tra quyết định tạm giữ, tịch thu, biên bản tạm giữ, tịch thu và những giấy tờ khác có liên quan.
So sánh, đối chiếu tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu với biên bản tạm giữ, tịch thu và bản thống kê về tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, khối lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ; tình trạng niêm phong (nếu có); vào sổ theo dõi và yêu cầu bên giao ký vào sổ.
Điều 13. Chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải phân loại từng tang vật, phương tiện để bố trí, sắp xếp theo đúng vị trí, thuận tiện cho công tác quản lý, bảo quản.
Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ là những vật mà cơ quan có thẩm quyền tạm giữ không đủ điều kiện về phương tiện, kỹ thuật để di chuyển về nơi tạm giữ hoặc nơi tạm giữ không đủ các điều kiện cần thiết để bảo quản thì người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ có thể giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc giao cho cá nhân, tổ chức có tang vật, phương tiện bị tạm giữ quản lý, bảo quản, nếu xét thấy việc giao cho tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ quản lý, bảo quản không ảnh hưởng đến việc bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cá nhân, tổ chức được giao quản lý tang vật, phương tiện cần bố trí nơi tạm giữ đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này và phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo quản tài sản được giao, chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng do lỗi của mình gây ra thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khi giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản, ghi rõ số lượng, chất lượng, khối lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng (nếu có). Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của hai bên và mỗi bên giữ một bản.
Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản
Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành
a) Cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện.
Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ. Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đang có phương tiện do tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản để phối hợp giám sát, quản lý.
Tổ chức, cá nhân trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện được thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.
Phương tiện vi phạm trong thời gian được giao cho tổ chức, cá nhân giữ, bảo quản sẽ không được phép lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sẽ bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh).
Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định về nơi giữ, bảo quản, tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện, sử dụng phương tiện vi phạm được giao giữ, bảo quản trái quy định của pháp luật thì sẽ chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định; trường hợp để xảy ra mất, bán, đánh tráo, trao đổi, cầm cố hoặc có hành vi định đoạt khác đối với phương tiện thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Trường hợp được đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
Người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông vi phạm hành chính có thẩm quyền quyết định cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông đó.
Thủ tục và mức tiền đặt bảo lãnh:
a) Tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm. Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt.
Việc đặt tiền bảo lãnh và trả lại số tiền đó phải được lập biên bản. Biên bản được lập thành hai bản, một bản giao cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh;
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh.
Việc quản lý, bảo quản phương tiện giao thông trong trường hợp đặt tiền bảo lãnh thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 14 Nghị định này.
Các trường hợp không được đặt tiền bảo lãnh:
a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
b) Phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
d) Giấy đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
đ) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.
Điều 16. Trình tự, thủ tục khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu
Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản có trách nhiệm:
a) Kiểm tra quyết định trả lại hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện đó; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận;
b) Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;
c) Trường hợp chuyển tang vật, phương tiện đó cho cơ quan điều tra, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hoặc hội đồng bán đấu giá hoặc cơ quan giám định thì người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu phải lập biên bản về số lượng, khối lượng, trọng lượng, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, tình trạng của tang vật, phương tiện. Biên bản được lập thành hai bản có chữ ký của bên giao và bên nhận, mỗi bên giữ một bản;
d) Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu đã được cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển giao cho cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng thì cơ quan đã ra quyết định tịch thu chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp tổ chức chuyển giao cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Người quản lý, bảo quản chỉ thực hiện việc trả lại hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu khi có đầy đủ các thủ tục theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Tang vật, phương tiện khi đã được đưa ra khỏi nơi tạm giữ thì người nhận tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm về sự mất mát, thay đổi đối với tang vật, phương tiện đó.
Điều 17. Xử lý tang vật, phương tiện hết thời hạn bị tạm giữ
Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng trên các phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 11 năm 2013.
Bãi bỏ Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2006 quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính, Nghị định số 22/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2006 quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
Điều 19. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành Nghị định này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng hoặc cấp đất, kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu tại địa phương mình, chỉ đạo các cơ quan hữu quan ở địa phương phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn tại nơi tạm giữ.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.