Khái niệm và đặc điểm năng lực hành vi dân sự? Người có đủ năng lực hành vi dân sự cần hội đủ những điều kiện gì? Mất năng lực hành vi dân sự là gì? Phân biệt giữa người có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự?
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái niệm và đặc điểm “năng lực hành vi dân sự”.
- 2 2. Người có đủ năng lực hành vi dân sự cần hội đủ những điều kiện gì?
- 3 3. Mất năng lực hành vi dân sự là gì?
- 4 4. Phân biệt giữa người có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Khái niệm và đặc điểm “năng lực hành vi dân sự”.
1.1. Khái niệm
Năng lực hành vi dân sự (hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự của cá nhân) là khả năng của một người, thông qua các hành vi của mình để xác lập hoặc/và thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với người khác.
Mọi người (từ đủ 18 tuổi trở lên, gọi là “người thành niên”) đều được pháp luật qui định là có năng lực hành vi dân sự một cách đầy đủ, trừ trường hợp bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Luật sư
Điều 17 “
Những người không có năng lực hành vi dân sự.
Điều 21 “
Những người có năng lực hành vi chưa đầy đủ: Là những người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi ( Điều 20 BLDS), cụ thể:
– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
– Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Những người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Là những người từ đủ 18 tuổi trở lên ( Trừ các trường hợp mất năng lực hành vi dân sự – Điều 22 BLDS và các trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự – Điều 23 BLDS)
Những người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22 BLDS)
– Những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mà Toà án đã ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Tuy nhiên, khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
– Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Những người hạn chế năng lực hành vi dân sự ( Điều 23 BLDS).
– Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình mà Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan.
– Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
– Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
1.2. Đặc điểm
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau. Việc xác định mức độ năng lực hành vi dân sự dựa vào đột uổi và khả năng nhận thức để phân biệt thành các mức độ khác nhau.
-Một là, năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Người đủ 18 tuổi trở lên có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình có quyền tự tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vị do họ thực hiện.
-Hai là, mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận của tổ giám định có thẩm quyền.
Theo quy định của Bộ luật dân sự, việc tuyên bố mất năng lực hành vi thuộc thẩm quyền của toàn án và theo thủ tục tố tụng dân sự. Trước khi đưa vụ án ra xét xử để quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Tòa án phải trưng cầu giám định và có kết luận của tổ chức giám định pháp ý tâm thần (chứ không phải của cơ sở ý tế khác) đẻ tránh tình trạng có sai sót, nhầm lẫn trong việc quyết định.
Trường hợp cá nhân bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch dân sự đều do người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện.
-Ba là, không có năng lực hành vi dân sự; Người chua đủ 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự, mọi giao dịch dân sự của người chua đủ 6 tuổi đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
-Bốn là, hạn chế năng lực hành vi dân sự: Điều 23 “Bộ luật dân sự 2015” qui định: “Người nghiện hoặc kích thích khác dẩn đến phá tán tài sản gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích có liên quan, cơ quan hoặc tổ chức hữu quan Tòa án ra quyết định là bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”
-Năm là, năng lực hành vi dân sự một phần: Người có năng lực hành vi dân sự một phần là người có thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong một giới hạn nhất định, ngoài ra các quan hệ dân sự khác phải có sự đồng ý của người đại diện mới có giá trị pháp lý.
2. Người có đủ năng lực hành vi dân sự cần hội đủ những điều kiện gì?
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
– Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: Cá nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự sau đây:
– Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
– Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản;
– Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
– Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Người thành niên, người chưa thành niên
– Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên.
Năng lực hành vi dân sự của người thành niên
– Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
(Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19 Bộ Luật Dân sự)
3. Mất năng lực hành vi dân sự là gì?
“Mất năng lực hành vi dân sự” là khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến tình trạng không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. Tuy nhiên, việc tuyên bố một người “mất năng lực hành vi dân sự” phải do tòa án xem xét và tuyên bố.
Chính vì “nguồn gốc” của sự mất năng lực hành vi dân sự là do bị bệnh, mà bệnh tật thì hoàn toàn có thể chữa khỏi, nên chúng ta có thể hiểu rằng vẫn có trường hợp một người hôm nay có thể đang ở trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự nhưng qua năm sau lại trở thành người có năng lực hành vi dân sự và ngược lại.
Có một điểm đáng lưu ý là người nào đang bị mất năng lực hành vi dân sự thì không/chưa phải chịu trách nhiệm về các giao dịch mà mình đã thực hiện trước đó. Hay nói rộng hơn kể cả các “hành động” trước đó.
Vì năng lực hành vi dân sự của một người chỉ được xem là “đầy đủ” khi người đó tròn 18 tuổi, nên pháp luật có qui định trường hợp “Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên ( từ 6 – 18 tuổi). Theo đó, người từ 6-18 tuổi do chưa đủ khôn lớn, nên luật qui định năng lực hành vi dân sự của người trong lứa tuổi này là “chưa đầy đủ”. Và do vậy, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, những người này phải được người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Phân biệt giữa người có năng lực hành vi dân sự với người mất năng lực hành vi dân sự và người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
Khái niệm năng lực hành vi dân sự:
Điều 14 “Bộ luật dân sự 2015” qui định: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có khả năng tự tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập và tự tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của tòa án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
Người mất năng lực hành vi dân sự:
Thông thường năng lực hành vi dân sự chấm dứt khi người đó chết hoặc tòa án tuyên bố là đã chết. Người thành niên cũng có thể bị tuyên mất năng lực hành vi khi có những điều kiện với những trình tự thủ tục nhất định. Nếu cá nhân bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực hành vi dân sự. Khi bị tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch dân sự của người này do người đại diện của họ xác lập, thực hiện.
Trong trường hợp cá nhân nào đó bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng nay không còn tồn tại nữa thì họ hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi. Theo qui định thì khi mất năng lực hành vi dân sự thì cũng sẽ mất năng lực hành vi tố tụng, họ không thể tự khởi kiện hoặc yêu cầu tòa án mà phải thông qua hành vi của người khác có năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Người mất năng lực hành vi dân sự.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi của người đã thành niên cũng có thể bị hạn chế trên cơ sở những điều kiện và thủ tục được qui định tại Điều 25 BLDS. Năng lực hành vi của người thành niên bị hạn chế khác với năng lực hành vi một phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18. Việc hạn chế này áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất kích thích dẫn đến hậu quả phá tán tài sản của gia đình.
Khi tòa tuyên tố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì mọi giao dịch liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có hợp đồng của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Khi không còn căn cứ tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo qui định người đó hoặc người có quyền, lợi liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.