Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính. Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức. Bài tập nhóm Luật Hành chính 8 điểm.
Năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính. Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức. Bài tập nhóm Luật Hành chính 8 điểm.
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Như mọi người đã biết, trong xã hội, luôn luôn tồn tại các mối quan hệ giữa các chủ thể – chính là các quan hệ xã hội. Tuy nhiên tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm, tầm quan trọng của các quan hệ này dẫn đến việc cần thiết phải có sự điều chỉnh của các lĩnh vực pháp luật khác nhau để tránh khỏi việc các quan hệ này sẽ phát triển tự nhiên dẫn đến lệch lạc. Trong các loại quan hệ pháp luật đó phải kể đến quan hệ pháp luật hành chính, với điều kiện chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính (các cơ quan, cán bộ – công chức, tổ chức, cá nhân) phải có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia. Để làm rõ ý trên nhóm chúng em xin trình bày vấn đề: “Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính và chỉ rõ sự khác biệt giữa năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của tổ chức”.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Phân tích khái niệm năng lực chủ thể quan hệ pháp luật hành chính
1. Các khái niệm cơ bản
a) Quan hệ pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, được phát sinh trong quá trình quản lý hành chính nhà nước và chỉ do quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh. Nó được xem là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh-đơn phương tới các quan hệ quản lí hành chính nhà nước.
Ngoài những đặc điểm chung như các quan hệ pháp luật khác, các quan hệ pháp luật hành chính còn có những đặc điểm riêng biệt như sau: Thứ nhất, nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của các bên tham gia quan hệ đó. Thứ hai, một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phải được sử ụng quyền lực nhà nước. Thứ ba, trong một mối quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Thứ tư, phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính. Thứ năm, bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính thì phải chịu trách nhiệm pháp lí trước nhà nước.
b) Chủ thể và năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.
Có thể thấy đối tượng chủ thể rất đa dạng, tuy nhiên cần thỏa mãn điều kiện: đó là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực chủ thể phù hợp với quan hệ pháp luật hành chính mà họ tham gia.
Còn về năng lực của chủ thể hành chính, xét về mặt thuật ngữ, đó chính là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức hoăc cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Được xét trên những phương diện sau: năng lực chủ thể cơ quan nhà nước; năng lực chủ thể cán bộ, công chức; năng lực chủ thể tổ chức và năng lực chủ thể cá nhân.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568