Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xác định năm tài khóa (năm tài chính) rất quan trọng bởi đó là khoảng thời gian tổng kết những chi phí và thu nhập lợi nhuận, từ đó tạo cơ sở để so sánh giữa các năm, định hướng được sự phát triển của đơn vị. Cùng tìm hiểu quy định pháp luật về năm tài chính, năm tài khóa.
Mục lục bài viết
1. Năm tài khóa là gì?
Tài khóa là một chu kỳ có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết toán hằng năm của ngân sách nhà nước cũng như là của mọi doanh nghiệp. Đây có thể xem là một mốc thời gian để làm căn cứ tính thuế hàng năm do đó tuỳ vào quy định của từng quốc gia hoặc là theo nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp mà tài khoá có thể trùng với năm dương lịch hoặc khác với năm dương lịch bình thường.
Năm tài khoá thường được sử dụng tương đương hoặc thay thế cho từ năm quyết toán thuế hoặc năm tài chính. Trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam thống nhất sử dụng thuật ngữ “năm tài chính”.
Năm tài chính là khoảng thời gian một năm mà các công ty và chính phủ sử dụng để lập
Năm tài khóa trong tiếng Anh là Fiscal year
Năm tài chính trong tiếng Anh là Financial year
2. Quy định pháp luật về năm tài chính/năm tài khóa:
Năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm tức là 12 tháng (52 đến 53 tuần) dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia. Năm tài chính còn được gọi là Tài khóa. Ở Việt Nam, năm tài chính được gọi là Năm ngân sách. Ở Mỹ, năm tài chính còn được gọi là Năm thuế. FY là các chữ viết tắt của cụm từ Fiscal Year hoặc Financial Year trong tiếng Anh, nghĩa là năm tài chính.
Năm tài chính được hiểu đơn giản là thời kỳ hạch toán, báo cáo của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, Chính phủ quy định năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn năm tài chính trùng với năm dương lịch. Hoặc Doanh nghiệp có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và thông báo cho cơ quan tài chính biết.
2.1. Cách xác định năm tài chính/năm tài khóa:
Ngày bắt đầu năm tài chính: Năm tài chính phải bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu của quý.
Chú ý: Năm tài chính không có ý nghĩa “khai báo” về ngày mở sổ kế toán hay ngày bắt đầu đi vào hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ: Doanh nghiệp bạn mới thành lập được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 24/5/2015. Nếu Doanh nghiệp bạn lựa chọn năm tài chính trùng với năm dương lịch thì ngày bắt đầu năm tài chính của Doanh nghiệp bạn vẫn là ngày 1/1.
Như vậy Báo cáo tài chính theo năm của bạn dù bắt đầu ngày nào thì cũng cần có độ dài 1 năm và đều đặn nhau qua các Báo cáo tài chính hàng năm.
Tóm lại ngày bắt đầu năm tài chính cho các Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam thường là theo năm dương lịch – Tức là ngày bắt đầu năm tài chính là ngày 1/1 và kết thúc năm tài chính là ngày 31/12 của năm đó.. Nếu công ty bạn có vốn đầu tư nước ngoài muốn lựa chọn năm tài chính giống với năm tài chính của công ty mẹ bên nước ngoài thì có thể áp dụng năm tài chính khác đi. Ví dụ như:
+ Anh, Ấn Độ, Canada, Hong Kong, Nhật Bản: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 4 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 31 tháng 3 năm kế tiếp.
+ Bỉ, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Việt Nam: năm tài chính trùng với năm dương lịch.
+ Mỹ: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 10 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 9 năm kế tiếp.
+ Úc: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 của một năm và kết thúc vào cuối ngày 30 tháng 6 năm kế tiếp.
– Những công việc cần thực hiện khi kết thúc năm tài chính:
Khoảng thời gian cuối năm tài khóa là thời gian bận rộn nhất của các cơ quan, tổ chức cũng như doanh nghiệp. Trong khoảng thời gian này, có những công việc quan trọng buộc doanh nghiệp phải thực hiện, cụ thể:
Trong tháng 12, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
i/ Chậm nhất ngày 20/12 nộp đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ cho 2 năm tiếp theo, nếu doanh nghiệp mới thành lập có doanh thu 2 năm trước đó dưới 1 tỷ;
ii/ Trước ngày 31/12, doanh nghiệp phải nộp tờ khai Lệ phí môn bài nếu trong năm có thay đổi bậc môn bài hoặc cuối năm có phát sinh thêm địa điểm kinh doanh;
iii/ Tiến hành kiểm kê tài sản cuối năm (tiền, nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm, tài sản cố định, công cụ dụng cụ…) nhằm chốt số liệu;
iv/ Tiến hành đối chiếu công nợ (phải thu, phải trả) nhằm chốt số dư cũng như hối thúc khách hàng thanh toán để đảm bảo dòng tiền cuối năm của doanh nghiệp;
v/ Kiểm tra, đối chiếu, rà soát và xử lý số liệu của cả năm nhằm chuẩn bị để lập báo cáo tài chính, các báo cáo thuế cả năm của doanh nghiệp.
– Thời gian từ tháng 1-3 năm sau, doanh nghiệp thực hiện các công việc sau:
i/ Nộp lệ phí môn bài năm mới trước 31/01;
ii/ Trong tháng 01 cũng hoàn thành việc khai báo lao động, thang bảng lương về Phòng lao động thương binh và xã hội tại địa phương;
iii/ Báo cáo thống kê năm: Tùy loại hình doanh nghiệp, tùy địa bàn quy định (nên hoàn thành trong tháng 1);
iv/ Chậm nhất 31/3, doanh nghiệp nộp Báo cáo tài chính năm cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan đăng ký kinh doanh;
v/ Chậm nhất 31/3, doanh nghiệp nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp,
2.2. Phân biệt năm tài chính với năm dương lịch:
Theo đúng quy luật tự nhiên, một năm dương lịch thường bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào tháng 12. Trong đó, năm tài chính có thể có độ dài tương đương với năm dương lịch nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên nó cần phải tuân thủ theo quy định của mỗi quốc gia. Trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành, bộ phận kế toán cần phải lập báo cáo tài chính, khai báo thuế để lãnh đạo doanh nghiệp có thể biết được thực tế tình hình tài chính doanh nghiệp. Cùng với đó là các khoản thuế cần phải đóng góp cho nhà nước.
Một năm tài chính thường được các doanh nghiệp ấn định lệch hơn so với năm dương lịch bình thường khi cuối năm là những dịp mà các công ty có rất nhiều việc. Do đó, nếu thực hiện các hoạt động tính toán, thống kê tài chính thì các nhân sự kế toán sẽ gặp rất nhiều áp lực khác nhau.
Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể về việc thời gian bắt đầu năm tài chính của doanh nghiệp. Tùy vào từng hoạt động kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể kéo dài năm tài chính của công ty mình ra. Nhưng phần lớn các công ty đều chia năm tài chính thành các quý giống như năm dương lịch.
2.3. Cần khai thuế theo năm dương lịch hay năm tài chính:
Căn cứ Khoản a, Điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 của Quốc Hội khóa 13 quy định về kỳ kế toán:
Điều 12. Kỳ kế toán
1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau:
a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán nám là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế;
Căn cứ Điểm d Khoản 1 và Điểm đ Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT- BTC ngày 03/11/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số Điều của Luật quàn lý thuế quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:
Điều 10. Quy định chung về khai thuế, tính thuế
1. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế
d) Đối với loại thuế khai theo tháng hoặc khai theo quý, kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh đến ngày cuối cùng của tháng hoặc quý, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đàu tiên của tháng hoặc quý đến ngày kết thúc hoạt động kinh doanh. Kỳ tính thuế năm của thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tài nguyên được tính theo năm dương lịch hoặc năm tài chính của người nộp thuế. Kỳ tính thuế năm cùa các loại thuế khác là năm dương lịch.
3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
đ) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Căn cứ Điều 16 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 về sửa đổi Điều 12,
Điều 16. Sửa đồi Điều 12,
“Điều 12. Khai thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế
…
3. Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
a) Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doành nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động.
b) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
b.1) Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.
b.2) Báo cáo tài chính năm hoặc báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đồi loại hình doanh nghiệp, giải thề, chấm dứt hoạt động.
…”
– Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): đối với kỳ tính thuế của năm chuyển đổi (từ ngày 01/01/2018 đến ngày 31/3/2018) thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm chuyển đổi trên chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc kỳ tính thuế năm chuyển đổi. Khi quyết toán thuế TNDN, Công ty phải lập Báo cáo tài chính, tờ khai quyết toán thuế gửi đến cơ quan thuế quản lý theo quy định Điều 16
– Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Kỳ tính thuế năm của thuế TNCN được tính theo năm dương lịch, thòi hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
Như vậy, năm tài chính quan trọng đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư của họ vì đó là khoảng thời gian mà doanh thu, chi phí và thu nhập, tỷ suất lợi nhuận được tổng kết, đo lường, giúp cho việc so sánh giữa các năm có thể thực hiện được. Từ đó, doanh nghiệp có thể xác định xem họ có đạt được mục tiêu của mình hay không.