Chắc hẳn có nhiều người có thắc mắc rằng có trường hợp nào được mượn thẻ bảo hiểm y tế để đi khám chữa bệnh được không? Để giải đáp thắc mắc này mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về thẻ bảo hiểm y tế:
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận và do Nhà nước tổ chức thực hiện cũng như các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của
Khi tham gia bảo hiểm y tế, người dân sẽ được cấp thể bảo hiểm y tế và thẻ bảo hiểm y tế sẽ là căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của luật bảo hiểm y tế
Mỗi người tham gia bảo hiểm y tế sẽ chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế, nếu bị mất thẻ y tế thì phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1.1. Khi nào thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng?
– Đối với những đối tượng là người lao động làm việc theo
– Người tham gia bảo hiểm y tế liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước
– Những đối tượng là người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước tham gia bảo hiểm y tế từ ngày mà luật bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tịc từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế
1.2. Khi nào thẻ bảo hiểm y tế không có giá trị sử dụng?
– Thẻ bảo hiểm y tế đã hết thời hạn thì không còn giá trị sử dụng
– Thẻ bảo hiểm y tế đã bị sửa chữa, tẩy xóa
– Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
1.3. Thẻ bảo hiểm y tế:
– Mẫu thẻ BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Y tế.
– Mã số thẻ bảo hiểm y tế phải thống nhất theo số định danh cá nhân do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp. Nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa cấp số định danh cá nhân thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định mã số cho người tham gia bảo hiểm y tế bảo đảm mỗi người tham gia bảo hiểm y tế có một mã số thẻ bảo hiểm y tế duy nhất.
– Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được ghi trên thẻ bảo hiểm y tế, tùy thuộc vào từng trường hợp mà thời hạn trên thẻ sẽ khác nhau
– Từ ngày 01/01/2016, thẻ BHYT cấp cho người tham gia phải thể hiện thời gian tham gia liên tục trước đó theo tháng, tối đa là 60 tháng, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và Điểm i Khoản 3 Điều 1
2. Mượn thẻ bảo hiểm y tế người khác đi khám chữa bệnh được không?
- Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được hưởng những quyền lợi như sau khi mua thẻ bảo hiểm y tế:
– Họ sẽ được được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng bảo hiểm y tế
– Được đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tại đại lý bảo hiểm y tế trong phạm vi cả nước. được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu theo quy định của pháp luật
– Được tổ chức bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế
– Khi ốm đau, được khám bệnh, chữa bệnh
– Được yêu cầu tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cơ quan có liên quan giải thích, cung cấp thông tin về chế độ bảo hiểm y tế
– Nếu xét thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm thì họ có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm luật bảo hiểm y tế
- Đi đôi với những quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế thì họ cũng sẽ có những nghĩa vụ sau:
– Người tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn
– Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế vưới đúng mục đích, tuyệt đối không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế
– Khi đến các cơ sở khám chữa bệnh thì người tham gia bảo hiểm y tế cần thực hiện theo đúng thủ tục như sau:
+ Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh, nếu bảo hiểm y tế không có ảnh thì sẽ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ chúng minh về nhân thân (Căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân,..). Đối với trẻ em dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.
+ Nếu trong trường hợp cấp cứu thì người tham gia bảo hiểm y tế được khám chữa, bệnh tại bất kì cơ sở khám chữa bệnh nào và họ sẽ phải xuất trinfh thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ nhân thân của mình trước khi ra viện
+ Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
+ Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Người tham bảo hiểm y tế nghiêm túc chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh
– Ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả thì người tham gia bảo hiểm y tế sẽ phải tham toán đầy đủ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Như vậy, không được mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác đi khám chữa bệnh, đây là nghĩa vụ mà người tham gia bảo hiểm y tế cần phải thực hiện, nếu vi phạm thì sẽ có chế tài xử lý theo quy định của pháp luật
3. Mượn thẻ bảo hiểm y tế của người khác để đi khám bệnh bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 20 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014 có quy định bảo hiểm về trường hợp tạm giữ thẻ bảo hiểm xã hội như sau: Thẻ bảo hiểm y tế sẽ bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác.
Đồng thười người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ phải có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Vậy hình thức xử phạt đối với hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về hình thức xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh như sau:
– Phạt tiền đối với những hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
+ Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với những trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế
+ Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm và làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế
Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm sẽ phải có những biện pháp khắc phục hậu quả như buộc phải hoàn trả lại số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có)
Đây là hình thức phạt tiền đối với cá nhân khi vi phạm. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân được quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Luật bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung năm 2014
+ Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn về thực hiện bảo hiểm y tế