Xã hội hiện đại nhu cầu du lịch của con người cũng ngày càng nhiều và được nâng cao. Vậy muốn mở công ty du lịch cần đáp ứng những điều kiện gì? Số vốn cần thiết phải đảm bảo là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Muốn mở công ty du lịch cần bao nhiêu vốn?
Du lịch được hiểu là các hoạt động có liên quan đến một chuyến đi của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong một khoảng thời gian không quá 01 năm liên tục. Mục đích của chuyến du lịch này là nhằm đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá tài nguyên du lịch hay đơn giản chỉ là muốn tìm hiểu một vùng đất mới hoặc những mục đích hợp pháp khác
Ngày nay, với sự phát triền của toàn xã hội thì nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng tăng cao. Nhiều người lựa chọn việc tự đi du lịch, khám phá để tăng sự trải nghiệm hay tiết kiệm chi phí, nhiều người lại tìm đến các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch để có thể tận hưởng một chuyến du lịch thoải mái nhất cùng gia đình và bạn bè. Việt Nam là một nước có tiềm năng du lịch rất đa dạng, phong phú và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế cũng tăng cao góp phần lớn vào sự phát triển của đất nước.
Chính vì sự phát triển về du lịch ngày càng tăng cao nên để đáp ứng nhu cầu du lịch, các dịch vụ về du lịch cũng gia tăng. Các công ty du lịch được thành lập ngày càng nhiều. Công ty du lịch được hiểu là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực như tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện trọn gói các chương tình du lịch cho du khách khi họ có nhu cầu
Vậy muốn thành lập công ty du lịch thì cần số vốn là bao nhiêu?
* Để được đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành thì cần phải có một khoản tiền ký quỹ theo quy định của chính phủ và phải được gửi vào tài khoản ngân hàng, cụ thể như sau:
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng: Số tiền ký quỹ là 100 triệu đồng
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250 triệu đồng;
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500 triệu đồng;
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500 triều đồng.
* Ngoài ra tại thông tư 47/2019/TT-BTC quy định về chi phí thành lập công ty du lịch như sau:
– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) là 50 nghìn đồng/lần
– Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp:
+ Phí cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh là 20 nghìn đồng/bản
+ Phí cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp là 40 nghìn đồng/bản
+ Phí cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp là 150 nghìn đồng/bản
+ Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100 nghìn đồng/lần
+ Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên 4,5 triệu đồng/tháng
– Những khoản chi phí khác khi thành lập công ty du lịch:
+ Chi phí cho bảng tên công ty từ 200 – 500 nghìn đồng
+ Chi phí cho việc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử từ 1 – 2 triệu đồng
+ Chi phí cho sử dụng chữ ký số công ty là 1.2 – 2.5 triệu đồng
+ Chi phí cho việc nộp thuế môn bài công ty là 2-3 triệu đồng tùy theo mức vốn điều lệ của công ty
+ Chi phí cho việc mở tài khoản ngân hàng công ty là 1 triệu đồng để duy trì tài khoản
Đây là những khoản chi phí cần thiết khi thành lập công ty còn số vốn điều lệ, vốn pháp định của công ty ít nhất phải bằng hoặc lớn hơn vốn ký quỹ
2. Muốn thành lập công ty du lịch thì cần chuẩn bị những gì?
– Khi muốn thành lập công ty du lịch thì doanh nghiệp cần tiến hành chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến lĩnh vực mình chọn. Ví dụ: Điều hành tua du lịch. Chi tiết: Kinh doanh lữ hành quốc tế nội địa, kinh doanh doanh lữ hành quốc tế (7912); Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (5510); Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch (7920)
– Sau đó chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với doanh nghiệp của mình để tiến hành đăng ký kinh doanh. Chọn những loại hình kinh doanh như: Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
– Để thành lập công ty thì cần phải chọn tên doanh nghiệp.
+ Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
+ Tên tiếng Việt của doanh nghiệp gồm 02 thành tố theo thứ tự sau: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Ánh Dương, công ty cổ phần Đào Nga, công ty hợp danh Hải Yến,..
+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
+ Tuyệt đối không được sử dụng tên doanh nghiệp trùng với tên cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp… để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp (trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó). Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Doanh nghiệp cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ vốn khi mở công ty, tránh bị gián đoạn
– Địa chỉ công ty cần phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định, cụ thể. Tuyệt đối không dược sử dụng địa chỉ giả, cấm dùng khu chung cư, nhà tập thể làm địa chỉ cho công ty. Doanh nghiệp có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty
– Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty phù hợp với những tiêu chí của công ty, có đầy đủ năng lực, khả năng, kinh nghiệm
3. Thủ tục thành lập công ty du lịch:
3.1. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữu hành nội địa theo mẫu do Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực)
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
–
– Bản sao chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữu hành. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữu hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác nhưng phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch lữ hành nội địa
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép
Cơ quan chuyển môn về du lịch sẽ thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp trong 10 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ
Nếu từ chối cấp giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
2.2. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế theo mẫu do Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực)
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành
– Quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành
– Bản sao chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữu hành. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữu hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác nhưng phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch lữ hành quốc tế
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục du lịch
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép
Tổng cục du lịch sẽ thẩm định và cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp trong 10 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ
Nếu từ chối cấp giấy phép kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư 47/2019/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký đoanh nghiệp