Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn. Mức đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn. Phương thức đóng kinh phí công đoàn. Mức xử phạt với doanh nghiệp vi phạm về đóng phí công đoàn. Hoàn trả kinh phí công đoàn.
Đối tượng nào phải đóng kinh phí công đoàn? Mức đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn như thế nào? Mức xử phạt với doanh nghiệp vi phạm về đóng phí công đoàn được quy định ra sao? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
– Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ về việc ban hành quy định thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở.
Mục lục bài viết
1. Đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn:
– Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật là tại là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
+ Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong
+ Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Theo đó các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư dù doanh nghiệp đó có hay chưa có tổ chức công đoàn thì vẫn phải đóng kinh phí công đoàn.
2. Mức đóng đoàn phí và kinh phí công đoàn:
2.1. Đoàn phí công đoàn:
– Người lao động là đoàn viên tham gia tổ chức công đoàn phải đóng đoàn phí. Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% mức lương tham gia bảo hiểm xã hội của mỗi người lao động. Chủ doanh nghiệp không kết nạp vào tổ chức công đoàn
– Mức đóng đoàn phí hành tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước.
– Đối với đơn vị chưa có Công đoàn cơ sở thì người lao động không phải đóng phí công đoàn. Ngoài ra đoàn viên Công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 1 tháng trở lên, trong thời gian hưởng TC không cần đóng đoàn phí;Đoàn viên Công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 1 tháng trở trong thời gian đó không đóng đoàn phí công đoàn
– Đoàn phí do đoàn viên đóng hàng tháng cho Công đoàn cơ sở hoặc thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận
– Mức trích nộp đoàn phí công đoàn:
+ 60% đoàn phí công đoàn doanh nghiệp giữ lại.
+ 40% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý.
2.2. Kinh phí công đoàn:
– Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn
– Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Người sử dụng lao động đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
– Riêng đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang quy định tại Khoản 1 Điều 4
– Người sử dụng lao động nộp tại Phòng kế toán của Liên đoàn lao động quận/huyện nơi Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh
– Mức trích nộp đóng kinh phí công đoàn:
+ 68% kinh phí công đoàn do doanh nghiệp giữ lại.
+ 32% nộp về Công đoàn cấp trên quản lý.
3. Phương thức đóng kinh phí công đoàn:
– Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
– Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
– Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
– Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
– Do đó, thời điểm đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp chính là thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Doanh nghiệp sẽ phải đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
– Nguồn đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ
+ Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
+ Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm
+ Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
4. Mức xử phạt với doanh nghiệp vi phạm về đóng phí công đoàn:
Doanh nghiệp nào cũng phải đóng phí công đoàn, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp vi phạm trong việc đóng kinh phí công đoàn. Theo Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về đóng phí công đoàn như sau:
– Người sử dụng lao động vi phạm quy định về đóng phí công đoàn như: Chậm đóng kinh phí công đoàn; Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
+ Khi người sử dụng lao động vi phạm thuộc những trường hợp trên thì bị phạt tiền với mức từ 12% đến dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập
– Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập
– Người sử dụng lao động phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chậm nhất 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt, người sử dụng lao động phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 38 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
5. Hoàn trả kinh phí công đoàn:
– Hiện nay công đoàn cơ sở được sử dụng 75% số thu kinh phí công đoàn, 60% số thu đoàn phí công đoàn theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn. So với năm 2021 thì công đoàn cơ sở được giữ lại nhiều hơn 4% là 75% thay vì 71%.
– Phân bổ nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi sau:
+ Chi lương, phụ cấp cán bộ công đoàn chuyên trách và phụ cấp cán bộ công đoàn tối đa 45% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng. Trong trường hợp thiếu, công đoàn cơ sở phải xem xét giảm đối tượng, mức chi phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp với nguồn tài chính được phân bổ.
+ Chi thăm hỏi đoàn viên công đoàn tối thiểu 40% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
+ Chi khác tối đa 15% nguồn thu đoàn phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
– Phân bổ nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng cho các khoản, mục chi sau:
+ Chi trực tiếp chăm lo, bảo vệ, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đoàn viên và người lao động tối thiểu 60% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng. Tại những đơn vị có quan hệ lao động phức tạp, công đoàn cơ sở dành tối thiểu 25% nguồn kinh phí của mục chi này để dự phòng cho hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động; sau 2 năm liền kề không sử dụng có thể chuyển sang chi cho các nội dung thuộc mục chi này.
+ Chi tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động tối đa 25% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
+ Chi quản lý hành chính tối đa 15% nguồn thu kinh phí công đoàn công đoàn cơ sở được sử dụng.
– Nguồn thu khác: công đoàn cơ sở quyết định việc phân bổ cho các khoản mục chi, mức chi và đối tượng công đoàn cơ sở được phép bổ sung ngoài các đối tượng đã được quy định theo Điều 6 của Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ.