Hiện nay, người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc báo cáo thống kê tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất trật tự an toàn, vệ sinh lao động. Vậy mức xử phạt vi phạm quy định về khai báo tai nạn lao động được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khi nào phải tiến hành khai báo tai nạn lao động?
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì vấn đề liên quan đến khai báo tai nạn lao động được ghi nhận như sau:
– Trên thực tế nếu có xảy ra hoặc nhận thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc nhanh chóng báo ngay cho người phụ trách trực tiếp công trình này để có hướng giải quyết, người sử dụng lao động khi đã được cung cấp thông tin thì cần đề ra biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả;
– Nếu xảy ra tai nạn đã được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 mà dẫn đến hậu quả là làm chết người hoặc có hai người lao động trở lên bị thương nặng thì trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải tuân thủ khai báo thông tin lên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn;
– Khi tai nạn không may xảu ra mà có chết người thì Cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương cũng có thẩm quyền cập nhật thông tin và kịp thời can thiệp;
– Trong một số lĩnh vực nhất định liên quan đến phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì những vụ tai nạn hoặc sự cố cần được người sử dụng lao động khai báo theo đúng quy định luật chuyên ngành;
– Tham gia lao động nhưng không ký kết hợp đồng mà người lao động chết người hoặc bị thương thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động để kịp thời có biện pháp xử lý;
– Trường hợp xảy ra tai nạn lao động được đánh giá là nghiêm trọng vì có chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay với cơ quan Công an cấp huyện và cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn để phối hợp giải quyết đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
2. Mức phạt vi phạm quy định về khai báo tai nạn lao động:
Căn cứ Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo đảm an toàn vệ sinh lao động có bao gồm:
– Pháp luật quy định rõ hành vi che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ bị nghiêm cấm; cùng với đó, cố tình không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường;
Gây sức ép hoặc đe dọa, ép buộc người lao động phải làm việc hoặc không cho người lao động rời khỏi nơi làm việc trong khi nhận thấy rõ được mối nguy hiểm khi thực hiện việc cấm đoán này. Hành động này đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của người lao động hoặc khi chứ đảm bảo điều kiện an toàn trong quá trình làm việc mà vẫn bắt người lao động tiếp tục làm việc tại khu vucje này;
– Trách nhiệm người sử dụng lao động là đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng trên thực tế lại trốn đóng, chậm đóng những khoản tiền này;
Có hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mục đích là không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đối chiếu đến quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về báo cáo tai nạn lao động như sau:
Có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Vi phạm đối với trách nhiệm kiểm tra định kỳ, hoạt động bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;
– Trong quá trình làm việc của người lao động không đảm bảo an toàn khi không trang bị các thiết bị an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định;
– Những sự cố có thể xảy ra trong tương lai cũng chưa được trú trọng để xây dựng, ban hành kế hoạch xử lý sự cố hoặc ứng cứu khẩn cấp tại nơi làm việc;
– Đối với nơi làm việc của người lao động khi có hoạt động xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nhưng lại không có động thái là lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
– Khi xảy ra tại nạn lao động mà không thực hiện việc điều tra tai nạn lao động đã được pháp luật quy định về trách nhiệm giải quyết; Bên cạnh đó, không có hành động khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động; Đối với trường hợp không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hoặc khai báo sai sự thật về những sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;
– Với những đại điểm làm việc cần trang bị những khu vực để làm buồng tắm, buồng vệ sinh nhưng cũng không bảo đảm đủ điều kiện này tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;
– Ngoài ra, người sử dụng lao động không trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để đảm bảo ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng hoặc gây tai nạn lao động.
Với quy định trên, cá nhân doanh nghiệp sử dụng lao động có thể bị áp dụng mức phạt vi phạm quy định về báo cáo tai nạn lao động có thể lên đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về việc khai báo tai nạn lao động.
3. Thời điểm và báo cáo tai nạn lao động được quy định thế nào?
Theo Điều 24
– Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong vấn đề khai báo tai nạn lao động là gửi báo cáo tổng hợp tình hình này cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi đặt trụ sở chính của người sử dụng lao động;
Thời gian để thực hiện việc báo cáo là phải gửi trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm. Đối với báo cáo năm thì cần thực hiện trước ngày 10 tháng 01 năm sau. Mẫu báo cáo sẽ được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo
Cá nhân có thể sử dụng hình thức gửi báo cáo bằng một trong các hình thức sau đây: nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền, fax, thông qua đường bưu điện, thư điện tử.
– Ủy ban nhân dân cấp xã cũng là cơ quan có trách nhiệm trong việc báo cáo tai nạn lao động, hoặc những sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo
– Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp tai nạn lao động, cùng với đó là các thông tin về sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng liên quan đến người lao động làm việc không theo
– Liên quan đến trách nhiệm báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội như sau:
+ Cần nghiêm chỉnh thực hiện việc báo cáo nhanh các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng làm bị thương từ hai người lao động trở lên đến cơ quan cấp trên của mình, đó là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Bản báo cáo nhanh làm theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP ;
+Trong suốt thười gian 6 tháng của năm và một năm trên địa bàn của tỉnh thì có trách nhiệm tổng hợp tình hình tai nạn lao động trong giai đoạn này; đồng thời gửi báo cáo tổng hợp tình hình tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV và Phụ lục XV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục An toàn lao động) và Cục Thống kê tỉnh.
Thời điểm để cơ quan này nộp báo cáo là trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm;
– Ngoài ra, khi tiến hành điều tra các vụ tai nạn thì các cơ quan chủ trì thực hiện điều tra tai nạn lao động trong lĩnh vực đặc thù theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Điều 21 Nghị định 39/2016/NĐ-CP cũng cần thực hiện trách nhiệm báo cáo tình hình tai nạn lao động thuộc thẩm quyền điều tra, gửi lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 25 tháng 01 năm sau đối với báo cáo năm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.