Hợp tác xã có nghĩa vụ thực hiện các nguyên tắc hoạt động theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Dưới đây là bài phân tích về mức xử phạt vi phạm liên quan đến hoạt động của Hợp tác xã.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về nguyên tắc hoạt động của Hợp tác xã:
Điều 7 Luật hợp tác xã 2012 quy định về nguyên tắc hoạt động của Hợp tác xã như sau:
– Nguyên tắc 1: Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã.
– Nguyên tắc 2: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên.
– Nguyên tắc 3: Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
– Nguyên tắc 4: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
– Nguyên tắc 5: Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
– Nguyên tắc 6: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Nguyên tắc 7: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.
2. Quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã trong việc thực hiện các hoạt động theo quy định của pháp luật:
Luật hợp tác xã 2012 đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã trong việc thực hiện các hoạt động theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Quyền của hợp tác xã theo quy định tại Điều 8 Luật hợp tác xã 2012:
+ Hợp tác xã có quyền thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.
+ Hợp tác xã có quyền quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.
+ Hợp tác xã có quyền tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên.
+ Hợp tác xã có quyền cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
+ Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên là một trong những quyền hợp tác xã được thực hiện.
+ Hợp tác xã có quyền tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.
+ Hợp tác xã có quyền liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Quyền góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Quyền quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Quyền thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là quyền mà hợp tác xã được hưởng theo quy định tại điều luật này.
+ Hợp tác xã có quyền khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xử lý thành viên, hợp tác xã thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.
– Điều 9 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ của hợp tác xã như sau:
+ Hợp tác xã phải thực hiện các quy định của điều lệ.
+ Hợp tác xã phải có nghĩa vụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật này; nghĩa vụ hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.
+ Hợp tác xã phải đảm bảo thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên.
+ Hợp tác xã có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê; nghĩa vụ quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
+ Hợp tác xã tham gia ký kết và thực hiện
+ Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên, hợp tác xã thành viên cũng là một trong những nghĩa vụ mà hợp tác xã phải đảm bảo thực hiện.
+ Hợp tác xã có nhiệm vụ thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Chính phủ; Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật.
3. Mức xử phạt vi phạm liên quan đến hoạt động của Hợp tác xã:
Điều 65 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm liên quan đến hoạt động của Hợp tác xã như sau:
– Hợp tác xã bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi như sau:
+ Hợp tác xã không tổ chức Đại hội thành viên thường niên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
+ Hợp tác xã không lập sổ đăng ký thành viên sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc sổ đăng ký thành viên không đầy đủ nội dung theo quy định;
+ Hợp tác xã không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, không kịp, thời, không chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định; đồng thời không lưu giữ các tài liệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.
– Khi thực hiện một trong các hành vi sau đây, hợp tác xã sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000:
+ Cá nhân, tổ chức hoạt động mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề không được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Tiếp tục hoạt động trong thời gian hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã thông báo tạm ngừng hoạt động.
+ Hợp tác xã có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
+ Hợp tác xã tiến hành kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;
+ Khi bị Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mà vẫn tiếp tục hoạt động.
– Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Khi vi phạm liên quan đến đến hoạt động của Hợp tác xã, cá nhân, tổ chức bị buộc lập sổ đăng ký thành viên theo quy định hoặc bổ sung nội dung còn thiếu vào sổ đăng ký thành viên đối với hành vi vi phạm.
+ Chủ thể vi phạm bị buộc cung cấp thông tin hoặc bổ sung thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định đối với hành vi vi phạm không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, không kịp, thời, không chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định hết
+ Buộc lưu trữ các tài liệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định đối với hành vi vi phạm không lưu giữ các tài liệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định.
+ Buộc đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với hành vi vi phạm mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, trong trường hợp Hợp tác xã vi phạm liên quan đến hoạt động của Hợp tác xã Nhà nước đã đưa ra thì sẽ phải chịu các mức phạt như trên.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;
Luật hợp tác xã 2012.