Những hành vi đặt biển quảng cáo hoặc treo băng rôn tại phần đường hành lang an toàn giao thông có đúng theo quy định của pháp luật không? Và mức xử phạt vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hành lang an toàn giao thông đường bộ là gì?
Thuật ngữ đường bộ đã quá quen thuộc trong đời sống. Tuy nhiên cũng khá ít người biết khái niệm đường bộ như thế nào và đường bộ bao gồm những gì?. Tại khoản 1 điều 3
Đối với công trình đường bộ thì bao gồm có đường bộ, nơi dừng xe, nơi đỗ xe trên đường bộ, các đèn tín hiệu, các biển báo hiệu, các vạch kẻ đường, các cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, những trạm kiểm tra tải trọng xe, những trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm công trình đường bộ, các bến xe, các bãi đỗ xe, các trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ để phục vụ cho giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
Đất của đường bộ là phần đất mà trên đó có các công trình đường bộ được nhà nước bố trí xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ với mục đích để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.
Tại khoản 5 điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ:
“Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ”.
Như vậy, hành lang an toàn giao thông đường bộ được hiểu là phần đất do nhà nước đại diện chủ sở hữu và không được trao quyền sử dụng phần đất này cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Phần đất này chính là dải đất trải dọc hai bên đất của phần đường bộ (kể cả đối với phần mặt nước dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao), được tính bắt đầu từ mép ngoài của đường bộ trải ra hai bên và phải tuân thủ về giới hạn kích thước mà nhà nước ban hành để đảm bảo tốt an toàn giao thông đường bộ và bảo vệ tốt các công trình đường bộ (ví dụ như bãi đỗ xe, bến xe,..). Hành lang an toàn giao thông đường bộ là một trong những phần nằm trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
2. Giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ:
Giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ sẽ được xác định dựa theo quy hoạch đường bộ được các cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải tuân theo những tiêu chuẩn nhất định mà nhà nước quy định.
Đối với từng loại hệ thống đường giao thông thì sẽ có những tiêu chuẩn về kích thước hành lang an toàn giao thông đường bộ là khác nhau, cụ thể:
– Đối với đường ngoài đô thị: căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường dựa theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ có bề rộng được tính bắt đầu từ đất của đường bộ trải qua mỗi bên là:
+ Đối với loại đường cấp I, cấp II: 17 mét
+ Đối với loại đường cấp III: 13 mét
+ Đối với loại đường cấp IV, V: 09 mét
+ Đối với loại đường có cấp thấp hơn cấp V: 04 mét
– Đối với đường đô thị: giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ chính là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Đối với hệ thống đường là đường cao tốc ngoài đô thị:
+ 17 mét được tính bắt đầu từ đất của đường bộ ra mỗi bên
+ 20 mét được tính bắt đầu từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm
+ Nếu cao tốc có đường bên thì căn cứ vào kỹ thuật của đường bên để tiến hành xác định hành lang an toàn giao thông giống như đối với đường ngoài đô thị, tuy nhiên giới hạn hành lang an toàn giao thông không được nhỏ hơn 17 mét được tính bắt đầu từ đất của đường bộ ra mỗi bên và không được nhỏ hơn 20 mét được tính bắt đầu từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm.
– Đối với hệ thống đường là đường cao tốc trong đô thị:
+ Tối thiểu là 10 mét tính bắt đầu từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng trải ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn
+ Chính là chỉ giới đường đỏ dựa theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn và đường cao tốc có đường bên
+ Đối với cao tốc không có đường bên thì giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ được tính bắt đầu từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ tuy nhiên tối thiểu phải là 10 mét.
3. Các hành vi được phép và không được phép làm trên phạm vi hành lang an toàn giao thông đường bộ:
Tại khoản 2 điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm đối với giao thông đường bộ, trong đó có:
“Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ”.
Như quy định trên thì các cá nhân, tổ chức không được phép tự ý lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ. Trong phần đất hành lang an toàn giao thông đường bộ, các cá nhân, tổ chức không được phép xây dựng các công trình khác, chỉ trừ trừ một số các công trình thiết yếu mà không thể bố trí được ngoài phạm vi đó nhưng bắt buộc phải được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, bao gồm:
– Các công trình phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh,
– Các công trình phục vụ cho việc quản lý, khai thác đường bộ
– Các công trình phục phụ cho viễn thông, điện lực, đường ống cấp, dẫn thoát nước, xăng, dầu, khí.
Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân sẽ được tạm thời sử dụng hành lang an toàn giao thông đường bộ vào các mục đích như làm nông nghiệp, làm quảng cáo nhưng khi tổ chức, cá nhân sử dụng vào những mục đích đó thì không được phép làm ảnh hưởng đến an toàn của các công trình đường bộ, đến an toàn giao thông đường bộ. Đặc biệt, khi một cá nhân, tổ chức sử dụng phần hành lang an toàn giao thông đường bộ để đặt biển quảng cáo phải được các cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
4. Xử phạt vi phạm đối với vi phạm với phần đất hành lang an toàn giao thông đường bộ:
Tại
– Nếu các tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác tạm thời trên phần đất hành lang an toàn giao thông đường bộ vào mục đích là canh tác nông nghiệp nhưng lại làm ảnh hưởng đến an toàn các công trình đường bộ và an toàn giao thông thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một cá nhân và phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một tổ chức
– Nếu các tổ chức, cá nhân trồng cây xanh trong phạm vi đất dành cho đường bộ mà hành vi đó làm che khuất tầm nhìn của những người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một cá nhân và phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một tổ chức và buộc phải di dời những cây trồng không đúng quy định đồng thời khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do chính hành vi vi phạm gây ra;
– Nếu các tổ chức, cá nhân có hành vi dựng cổng chào hoặc dùng các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ mà gây ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một tổ chức và buộc phải thu dọn cổng chào và các vật che chắn đồng thời khôi phục lại tình trạng ban đầu
– Nếu các tổ chức, cá nhân treo những băng rôn, những biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ mà gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một tổ chức và buộc phải thu dọn những băng rôn, biểu ngữ đó đồng thời khôi phục lại tình trạng ban đầu
– Nếu các tổ chức, cá nhân tự ý dựng các rạp, các lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, các công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi tổ chức
– Nếu các tổ chức, cá nhân đổ hoặc để trái phép những vật liệu, những chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi cá nhân và từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức
– Nếu các tổ chức, cá nhân tự ý có hành vi đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong hành lang an toàn giao thông đường bộ thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi cá nhân và từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức
– Nếu các tổ chức, cá nhân sử dụng trái phép đất của hành lang an toàn giao thông đường bộ để làm nơi tập kết hoặc trung chuyển các hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, những máy móc, thiết bị và các loại vật dụng khác thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với mỗi cá nhân và từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức
– Nếu các tổ chức, cá nhân tự ý dựng các biển quảng cáo trên phần đất hành lang an toàn giao thông đường bộ khi chưa được các cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc tự ý dựng các biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ mà phần đó dùng để quản lý, để bảo trì và bảo vệ công trình đường bộ thì sẽ bị phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với mỗi cá nhân và từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi tổ chức
– Nếu cá nhân, tổ chức chiếm dụng phần đất hành lang an toàn giao thông đường bộ với mục đích để xây dựng nhà ở thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi cá nhân và từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi tổ chức.
Như vậy, việc sử dụng hành lang an toàn giao thông đường bộ được quy định cụ thể. Đối với các hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định, qua đó góp phần đảm bảo an toàn giao thông và công năng, mục đích sử dụng chung được đặt ra của hành lang an toàn giao thông đường bộ.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Giao thông đường bộ 2008;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt