Lấn chiếm đường sắt, chụp hình trên đường ray diễn ra phổ biến tại nước ta hiện nay. Dưới đây là bài phân tích về mức xử phạt lấn chiếm đường sắt, chụp hình trên đường ray.
Mục lục bài viết
1. Các hành vi bị cấm trong hoạt động đường sắt:
Hiện nay, Nhà nước đã đưa ra những quy định đầy đủ và rõ ràng mang tính điều chỉnh các hoạt động liên quan đến giao thông đường sắt tại nước ta. Theo quy định tại Điều 9 Luật đường sắt 2017, các hành vi dưới đây là bị cấm trong hoạt động đường sắt:
– Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
– Người dân lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
– Người dân tiến hành tự mở lối đi qua đường sắt; xây dựng trái phép cầu vượt, hầm chui, cống hoặc công trình khác trong phạm vi đất dành cho đường sắt; khoan, đào trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. Đồng thời, làm sai lệch công trình, hệ thống báo hiệu trên đường sắt; làm che lấp hoặc làm sai lạc tín hiệu giao thông đường sắt.
– Hành vi ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt; Vượt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm; vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh cũng được xem là hành vi phá hoại công trình đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt.
– Chăn thả gia súc, để những vật dụng nguy hiểm trên hành lang an toàn giao thông đường sắt.
– Có những hành động nguy hiểm như: đi, đứng, nằm, ngồi hoặc hành vi khác trên nóc toa xe, đầu máy, bậc lên xuống toa xe; đu bám, đứng, ngồi hai bên thành toa xe, đầu máy, nơi nối giữa các toa xe, đầu máy; mở cửa lên, xuống tàu, đưa đầu, tay, chân và vật khác ra ngoài thành toa xe khi tàu đang chạy.
– Đem những vật dụng nguy hiểm, có khả năng gây ra sự cố lên tàu.
– Làm, tiêu thụ vé giả; bán vé trái quy định
– Một trong những hành vi cấm mà cơ quan Nhà nước đưa ra là việc các chủ thể đưa phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị không bảo đảm an toàn kỹ thuật vào hoạt động phục vụ giao thông đường sắt; tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, tính năng sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt; giao hoặc để cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.
– Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định
– Pháp luật quy định cấm nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong khi làm nhiệm vụ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng.
Có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể và rõ ràng về những hành vi bị cấm trong hoạt động đường sắt. Quy định mà Nhà nước đưa ra là khuôn khổ pháp lý, buộc tất cả các cá nhân phải tuân thủ thực hiện. Trong bối cảnh ngành giao thông đường sắt nói riêng và hạ tầng giao thông tại Việt Nam nói chung hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, nếu không đưa ra những quy định chặt chẽ mang tính chất khuôn mẫu này, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng rủi ro, gây ra những hậu quả lớn về người và tài sản.
Theo quy định tại điều luật trên, một trong những hành vi bị cấm trong hoạt động đường sắt là lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. Đồng thời, điều luật trên cũng quy định rõ, ngoại trừ nhân viên đường sắt và lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ thì không một ai được ngồi trên đường ray xe lửa. Vậy nên, việc chụp hình trên đường ray là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật.
2. Mức xử phạt lấn chiếm đường sắt, chụp hình trên đường ray:
Hành lang an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang là vùng đất, khoảng không, vùng nước bao quanh công trình đường sắt, công trình đường bộ tại khu vực đường ngang để đảm bảo an toàn giao thông khu vực đường ngang, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông. Lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt. Hiện nay, việc lấn chiếm đường sắt, chụp hình trên đường ray đang diễn ra hết sức phổ biến. Những hành vi này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông, công tác quản lý an toàn giao thông đường sắt của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Lấn chiếm đường sắt, chụp hình trên đường ray là hành vi vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả tiêu cực cho hoạt động đường sắt. Chính vì vậy, đối với những hành vi vi phạm, cơ quan Nhà nước đã đưa ra quy định về mức xử phạt tương ứng.
2.1. Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đường sắt:
+ Khoản 3 Điều 53
Đối với các hành vi: Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt hoặc trong khu vực ga, đề-pô, nhà ga đường sắt; Dựng lều, quán trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt; Đặt, treo biển quảng cáo, biển chỉ dẫn hoặc các vật che chắn khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường sắt; Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều, quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và bảo đảm an toàn công trình đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
+ Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 điều luật này, chủ thể thực hiện một trong các hành vi lấn chiếm đất đai sẽ phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại mà mình gây ra.
2.2. Mức xử phạt đối với hành vi chụp hình trên đường ray:
+ Theo quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 49
+ Khoản 8 Điều 49
Như vậy, đối với hành vi chụp ảnh trên đường ray, các chủ thể vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đường sắt và chụp ảnh trên đường ray. Những quy định này mang tính chất bắt buộc, buộc các chủ thể vi phạm phải nghiêm túc thực hiện.
3. Ý nghĩa của việc quy định mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đường sắt, chụp hình trên đường ray mà Nhà nước đưa ra:
Các quy định về mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đường sắt, chụp hình trên đường ray có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể như sau:
– Quy định về mức xử phạt mà Nhà nước đưa ra mang tính quy chuẩn bắt buộc mà tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện. Nó được xem là hình thức xử phạt tương ứng đối với hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức trong vấn đề an toàn giao thông đường sắt.
– Quy định này giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm soát một cách chặt chẽ hơn hoạt động tham gia giao thông đường sắt, tính tuân thủ an toàn giao thông đường sắt của người dân.
– Người dân cũng thông qua quy định về mức xử phạt này để điều chỉnh lại hoạt động của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Điều này giúp hoạt động đường sắt diễn ra một cách trơn tru, hạn chế đến mức tối đa những hậu quả, rủi ro có thể xảy ra.
– Trong bối cảnh cơ sở hạ tầng giao thông phát triển mạnh mẽ như ngày nay, nếu không đưa ra quy định chặt chẽ về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông đường sắt, công tác quản lý an toàn giao thông của Nhà nước sẽ không đạt hiệu quả. Đồng thời, nó sẽ gây ra những rủi ro phát sinh, xâm phạm trực tiếp đến quyền lợi của người dân, sự phát triển chung của nước nhà.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đường sắt 2017
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt