Thực trạng của việc sử dụng công cụ định vị để theo dõi người khác ở nước ta hiện nay. Hậu quả của hành vi dùng công cụ định vị theo dõi người khác. Pháp luật bảo vệ quyền bí mật, riêng tư của công dân. Mức xử phạt khi sử dụng công cụ định vị theo dõi người khác.
Quyền riêng tư là quyền cơ bản của mỗi công dân. Song, hiện nay, quyền này của một số cá nhân đang bị xâm phạm. Một trong những cách thức mà các đối tượng thực hiện hành vi xâm phạm đời tư cá nhân của người khác là sử dụng công cụ định vị theo dõi. Vậy mức phạt đối với hành vi sử dụng công cụ định vị theo dõi người khác như thế nào? Dưới đây là bài phân tích về vấn đề này.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Thực trạng của việc sử dụng công cụ định vị để theo dõi người khác hiện nay:
– Hiện nay, công nghệ thông tin đang trên đà phát triển mạnh. Các trang thiết bị thông tin hiện đại lần lượt ra đời. Một trong những mặt tích cực của sự ra đời của các trang thiết bị công nghệ hiện đại là giúp cho đời sống của người dân trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn. Song, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ còn đem đến những mặt hạn chế nhất định, đó là các thiết bị hiện đại được con người sử dụng với mục đích xấu, một trong số đó là để theo dõi bất hợp pháp người khác.
– Trong thực tiễn đời sống xã hội, mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau không tránh khỏi những xích mích, mâu thuẫn, sự nghi ngờ. Có những đối tượng đã lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại để đạt được mục đích của bản thân trong việc theo dõi, khai thác thông tin của người khác nhằm phục vụ cho lợi ích cá nhân của mình.
– Ngày nay, có không ít trường hợp, do mâu thuẫn cá nhân mà các đối tượng đã tìm cách “trả thù” nhau. Họ tiến hành công kích, trả thù nhau bằng cách tìm ra điểm yếu của đối phương, sử dụng điểm yếu đó để vùi dập họ, bảo vệ quyền lợi cá nhân cho bản thân mình.
Ví dụ: Anh Phạm văn H, 36 tuổi, là chồng của chị Nguyễn Thị L, 35 tuổi. Anh H và chị L kết hôn từ năm 2017. Chung sống với nhau 5 năm, hai người có một con chung. Đầu năm 2022, chị L nghi ngờ anh H ngoại tình. Để có thể thu thập chứng cứ, bắt quả tang hành vi ngoại tình của chồng, chị L đã sử dụng công cụ định vị để theo dõi anh H. Chị cài thiết bị định vị lên xe ô tô của anh H. Sau đó, chị theo dõi anh H qua thiết bị này. Thông qua thiết bị điện vị, chị L đã phát hiện anh H đến khách sạn. Chị đến và bắt quả tang anh H ngoại tình cùng một đồng nghiệp khác.
Như vậy, có thể thấy, trong bất kỳ mối quan hệ nào trong đời sống xã hội, để thu thập được những thông tin liên quan nhằm phục vụ cho mục đích điều tra của mình, các cá nhân thường hướng tới việc sử dụng công cụ định vị.
– Công cụ định vị thường là những con chip có kích thước rất nhỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc cài lén vào các vật dụng cá nhân của người bị theo dõi. Chỉ cần gắn thiết bị theo dõi vào phương tiện, vật dụng của một cá nhân bất kỳ, người thực hiện hành vi này đã có thể xác định được địa điểm người đó đến, từ đó quan sát được hành động cụ thể của đối phương.
– Thực tế, công cụ định vị giúp ích rất nhiều cho quá trình theo dõi người khác. Tuy nhiên, mục đích sử dụng này có nó luôn chứa đựng hai mặt:
+ Có người sử dụng công cụ định vị để thu thập bằng chứng chứng minh hành vi phạm tội của đối phương. Tức phục vụ cho quá trình điều tra tội phạm.
+ Có những đối tượng sử dụng công cụ định vị để theo dõi đời tư người khác, nhằm gây rối đời tư, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của họ.
2. Hậu quả của hành vi dùng công cụ định vị theo dõi người khác:
– Như đã nói ở trên, ngoài chức năng tích cực trong việc lần theo dấu vết, tìm ra chứng cứ để buộc tội tội phạm hay bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân liên quan trong những trường hợp cụ thể, thì hành vi sử dụng công cụ định vị theo dõi người khác mang đến những hệ quả tiêu cực. Cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, nó xâm phạm trực tiếp đến quyền riêng tư của các cá nhân. Khi bị theo dõi bằng công cụ định vị, mọi hoạt động của con người đều nằm trong sự kiểm soát của đối tượng khác. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền riêng tư của con người.
+ Thứ hai, sử dụng công cụ định vị để theo dõi người khác, khiến các đối tượng sử dụng phương thức này ngông cuồng với hành vi của mình. Khi theo dõi người khác dưới phương thức này, chúng sẽ biết đối tượng bị theo dõi đi đầu, làm gì. Từ đó nắm bắt được mọi hoạt động mang tính riêng tư của họ. Trong nhiều trường hợp, những đối tượng đó sử dụng thông tin có được qua hành vi thoi dõi để xúc phạm danh dự nhân phẩm của họ, xâm phạm vào đời sống riêng tư,.. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền riêng tư của mỗi cá nhân.
3. Pháp luật bảo vệ quyền bí mật, riêng tư của công dân:
– Pháp luật quy định rõ đời sống cá nhân của mỗi người luôn được Nhà nước bảo vệ. Cụ thể, theo Điều 38
+ Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
+ Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
+ Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Như vậy, việc sử dụng công cụ định vị nhằm theo dõi người khác đã xâm phạm trực tiếp về quyền được Nhà nước bảo vệ đời tư của mỗi cá nhân.
– Cùng với đó, Điều 21
Như vậy, theo quy định của pháp luật, hành vi xâm phạm đến đời sống riêng tư của người khác là hành vi trái phạm luật. Do đó, việc sử dụng công cụ định vị nhằm theo dõi người khác là xâm phạm trực tiếp đến quyền của các cá nhân dưới sự bảo vệ của Nhà nước và pháp luật.
4. Mức xử phạt khi sử dụng công cụ định vị theo dõi người khác:
Hành vi sử dụng công cụ định vị theo dõi người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Nó xâm hại trực tiếp đến đời sống cá nhân, quyền được bảo vệ về đời sống riêng tư của con người. Do đó, đối với hành vi sử dụng công cụ định vị theo dõi người khác hoàn toàn có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Khoản 1, Điều 159
– Đối với các hành vi:
+ chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
+ Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật; khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
+ Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
Người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
Như vậy, hành vi dùng công cụ định vị để theo dõi người khác là hành vi xâm phạm quyền riêng tư, tiết lộ thông tin của các cá nhân. Khi vi phạm, người thực hiện hành vi này hoàn toàn có thể bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp tái phạm, có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Những quy định mà Nhà nước đưa ra nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trước những ý đồ, hành vi xâm phạm quyền riêng tư, tiết lộ thông tin của họ vào mục đích xúc phạm danh dự, vu khống,…