Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là khoản thuế bắt buộc mà tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải nộp cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân, hộ gia đình cố tình trốn tránh hoặc nộp chậm nghĩa vụ đóng thuế. Vậy đối với những trường hợp này thì mức xử phạt được pháp luật quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân loại đất phi nông nghiệp:
Theo Điều 10
Theo đó nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất ở: Đất ở tại nông thông và đất ở tại đô thị
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
– Đất xây dựng các công trình sự nghiệp gồm:
+ Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
+ Đất xây dựng trụ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm
+ Đất khu công nghiệp
+ Cụm công nghiệp, khu chế xuất
+ Đất thương mại dịch vụ
+ Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm
+ Đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác), thủy lợi
+ Đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh
+ Đất sinh hoạt công cộng
+ Đất công trình năng lượng
+ Đất công trình bưu chính, viễn thông
+ Đất chợ
+ Đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
– Đất có công trình là đền, am, miếu, đình, từ đường, nhà thờ họ
– Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
– Đất phi nông nghiệp khác gồm:
+ Đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất
+ Đất xây dựng nhà kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bốn, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất
2. Đối tượng nào phải chịu thuế phi nông nghiệp:
Thứ nhất: Đất ở nông thôn, đất ở đô thị
Thứ hai: Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm:
+ Đất xây dựng khu công nghiệp bao gồm đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất và kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất
+ Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất cũng như kinh doanh
+ Đất để khai thác khoáng sản, đất làm mặt bằng chế biến khoáng sản, trừ trường hợp khai thác khoáng sản mà không ảnh hưởng đến lớp đất mặt hoặc mặt đất.
Ví dụ: Công ty D được nhà nước cho thuê đất để khai thác than với tổng diện tích đất được nhà nước cho thuê là 3000m2 đất, có 2000m2 trên mặt đất là đất rừng, còn lại là đất cho việc khai thác và sản xuất than. Công ty cam kết rằng việc khai thác than không ảnh hưởng đến diện tích đất rừng, thì phần diện tích đất rừng đó sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế.
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm bao gồm đất để khai thác nguyên liệu và đất làm mặt bằng chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Thứ ba, đất phi nông nghiệp được dùng vào mục đích kinh doanh
3. Quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
3.1. Đối với tổ chức:
Tại Nghị Định 126/2021/NĐ-CP quy định về tổ chức có phát sinh thuế sử dụng đất phi nông nghiệp thực hiện nộp tờ khai thuế thuế sử dụng đất phi nông nghiệp lần đâu với chu kỳ ổn định 05 năm bảo đẩm quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và thời hạn nộp thuế được pháp luật quy định như sau:
– Đối với trường hợp tổ chức kê khai lần đầu: Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Thời hạn nộp thuế sẽ là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
– Trong chu kỳ ổn định, hàng năm tổ chức sẽ không phải kê khai lại thuế sử dụng đất phi nông nghiệp nếu tổ chức đó không có sự thay đổi về người nộp thuế cũng như các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp.
– Với kê khai khi có phát sinh thay đổi các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp và khai bổ sung khi phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp: thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày phát sinh sự thay đổi. Thời hạn nộp thuế sẽ là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
– Đối với trường hợp kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế được áp dụng đối với: Trường hợp phát sinh các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế dẫn đến tăng, giảm số thuế phải nộp; trường hợp phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp.
3.2. Đối với hộ gia đình, cá nhân:
– Đối với hộ gia đình, cá nhân khi khai thuế lần đầu: Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
– Trong chu kỳ ổn định, hàng năm hộ gia đình, cá nhân không phải kê khai lại nếu không có sự thay đổi về người nộp thuế và các yếu tố dẫn đến thay đổi số thuế phải nộp.
– Hộ gia đình, cá nhân sẽ kê khai khi có phát sinh thay đổi các yếu tố làm thay đổi căn cứ tính thuế (trừ trường hợp thay đổi giá của 1 m2 đất theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) dẫn đến tăng hoặc giảm số thuế phải nộp: Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất 30 ngày kể từ ngày phát sinh thay đổi.
– Khai bổ sung khi phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thực hiện theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế.Thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
– Khai tổng hợp: Thời hạn nộp hồ sơ khai tổng hợp chậm nhất là ngày 31 tháng 3 của năm dương lịch tiếp theo năm tính thuế.
4. Mức xử phạt khi chậm nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp:
Khi chậm nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp người sử dụng đất có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
STT | Hình phạt | Hành vi | Hình phạt bổ sung | |
1 | Phạt cảnh cáo | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ. | Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế | |
2 | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP | ||
3 | Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng | nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày. | ||
4 | Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 15 triệu đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
| ||
Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
| ||||
Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp; | Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế | |||
Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
| ||||
5 | Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng | Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế. Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này
|
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013
– Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn