Hiện nay, trong các doanh nghiệp việc lập hóa đơn là rất quan trọng. Với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn thì mức xử phạt như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Hóa đơn là gì?
Hóa đơn hiện nay bao gồm theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn được hiểu là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tiến hành lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
2. Mức xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn mới nhất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 102/2021/NĐ-CP, hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn sẽ bị xử phạt như sau:
– Áp dụng mức phạt cảnh cáo trong trường hợp:
+ Trong quá trình sử dụng làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập khi đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.
+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập sai, đã xóa bỏ và người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn lập sai, xóa bỏ này.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng:
Hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (ngoại trừ liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ.
Nếu như người mua làm mất, cháy hoặc hỏng hóa đơn sẽ phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc đó.
– Mức phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng:
+ Với những hóa đơn đã phát hành, đã mua của cơ quan thuế nhưng chưa lập mà làm mất, cháy, hỏng.
+ Với những hoá đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ làm mất, cháy, hỏng.
Nếu như người mua làm mất, cháy hoặc hỏng hóa đơn sẽ phải có biên bản của người bán và người mua ghi nhận sự việc đó.
+ Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế.
Khi đó, các bên liên quan lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng:
Với trường hợp trong quá trình sử dụng hoặc trong thời gian lưu trữ mà làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập, đã khai thuế.
– Với trường hợp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) trong quá trình sử dụng, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hồ sơ, tài liệu, chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa, dịch vụ và có tình tiết giảm nhẹ (Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 26 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 102/2021/NĐ-CP) mà do lỗi của người thứ ba, khi đó nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người bán thì người bán là đối tượng bị xử phạt, nếu bên thứ ba thực hiện giao dịch với người mua thì người mua là đối tượng bị xử phạt.
Trường hợp này người bán hoặc người mua và bên thứ ba sẽ lập biên bản nhằm mục đích ghi nhận lại sự việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.
3. Trình tự, thủ tục xử phạt hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn mới nhất:
Bước 1: Lập
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, khi phát hiện có hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn thì người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính.
Bước 2: Thực hiện giải trình:
Theo quy định tại Điều 37 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, giải trình được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
– Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được phát hiện thông qua công tác thanh tra thuế, kiểm tra thuế hoặc các trường hợp lập biên bản vi phạm hành chính điện tử.
– Hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 16, 17, 18; khoản 3 Điều 20; khoản 7 Điều 21; Điều 22 và Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Bước 3: Ra
Sau khi tiến hành giải trình, đủ điều kiện nằm trong trường hợp bị xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Mẫu biên bản xử lý hành chính về thuế, hóa đơn:
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1] | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-VPHC |
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ[3]…
Hôm nay, hồi……giờ ….phút, ngày …. tháng … năm…………, tại[4]……………
Căn cứ[5] ………………..
Chúng tôi gồm:[6]
1. Ông (bà): ………… Chức vụ: ………… Đơn vị …………..
2. Ông (bà): ………… Chức vụ: ………… Đơn vị …………..
Với sự chứng kiến (nếu có) của: [7]……………..
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với có tên sau đây::……….. Giới tính: …………
Ngày, tháng, năm sinh: …./…./……….. Quốc tịch: ………
Nghề nghiệp:…………..
Nơi ở hiện tại:………….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:…………… ;
ngày cấp:…./…./……. ; nơi cấp: ………
Mã số thuế (nếu có):…………..
Địa chỉ trụ sở chính:……………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:…………
Ngày cấp:…./…./…………; nơi cấp:………….
Mã số thuế:……………..
Người đại diện theo pháp luật[8]:……………… Giới tính: …………
Chức danh:……………..
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính:[9]…………….
3. Hành vi vi phạm hành chính quy định tại:[10]…………….
4. Các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ:[11]……………..
a) Các tình tiết giảm nhẹ:…………….
b) Các tình tiết tăng nặng:……………..
5. Ý kiến trình bày của người/đại diện tổ chức vi phạm hành chính (nếu có): ……………..
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):…………….
7. Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/tổ chức chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
8. [12] Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, gửi yêu cầu giải trình trực tiếp hoặc trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập được biên bản này gửi văn bản giải trình đến[13]…….…… để thực hiện quyền giải trình.
Biên bản lập xong hồi … giờ … phút, ngày … tháng … năm …, gồm … trang, được lập thành … bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; được giao cho[14] …………… là người vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
Ý kiến bổ sung khác (nếu có):[15]……………….
Lý do người/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản:[16]……………..
NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN
| NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN[17] | ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN |
_______________
[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;
[2] Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản;
[3] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;
[4] Ghi địa điểm lập biên bản là nơi xảy ra vi phạm hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản;
[5] Ghi đầy đủ các căn cứ của việc lập biên bản như: biên bản làm việc, quyết định do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển sang ………;
[6] Ghi rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người lập biên bản;
[7] Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, CMND của người chứng kiến. Nếu có đại diện chính quyền phải ghi rõ họ tên, chức vụ;
[8] Ghi họ và tên của người đại diện theo pháp luật nếu là công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần; ghi họ và tên của chủ doanh nghiệp nếu là doanh nghiệp tư nhân; ghi họ và tên của người đứng đầu tổ chức không phải là doanh nghiệp;
[9] Ghi cụ thể giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả hành vi vi phạm;
[10] Ghi điểm, khoản, điều của văn bản quy phạm pháp luật quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
[11] Ghi “Không” nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
[12] Chỉ tiêu này được đưa vào biên bản đối với các trường hợp được quyền giải trình theo quy định;
[13] Ghi chức danh và tên cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
[14] Ghi họ và tên cá nhân vi phạm/người đại diện theo pháp luật của tổ chức vi phạm;
[15] Người có ý kiến khác về nội dung biên bản phải tự ghi ý kiến của mình, lý do có ý kiến khác, ký và ghi rõ họ tên;
[16] Người lập biên bản phải ghi rõ lý do những người này từ chối không ký biên bản;
[17] Số lượng người chứng kiến theo quy định tại
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.