Truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cho vay lãi nặng? Hủy họai tài sản, cưỡng đoạt tài sản xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Cho tôi hỏi chồng tôi có vay của người tên Trung cùng xóm cũ đầu năm 2015 số tiền là 40 triệu đồng lãi suất 7000đ/1 triệu/ngày, khi vay không có giấy nhưng được một tháng tên Trung bắt chồng tôi nhận nợ giấy với số tiền là 50 triệu đồng gồm 40 triêu ban đầu khi vay và 8,4 triệu tiền lãi, tổng công là 48,4 triệu và có đưa thêm 1,6 triệu cho chồng tôi để bắt chồng tôi nhận nợ 50 triệu đồng. Sau đó, chồng tôi trả nợ cho tên Trung 5 lần: lần 1 trả 19 triệu lần 2 trả 10 triệu, lần 3 trả 8 triệu lần 4 trả 15 triệu lần 5 trả 8 triệu sau đó tháng 10/2016 tên Trung dùng 4 người ép chồng tôi viết giấy nhận nợ khống số tiền là 185 triệu. Do bị dọa nạt ảnh hưởng đế tính mạng của vợ con và quá sợ hãi và giấu vợ con việc vay nợ nên chồng tôi đã viết giấy vay nợ khống. Quá sợ hãi và không có khả năng để trả số tiền khống trên nên đến ngày 19/12/2016 tên Trung cùng với 4 người khác đến nhà tôi do không có ai ở nhà tên Trung cùng đồng bọ đã dùng keo 502 bít toàn bộ ổ khỏa cửa của nhà tôi là cho các thành viên không ra vào được và dọa nạt uy hiếp tinh thần của vợ chồng tôi. Vậy cho tôi hỏi tên Trung cho vay lãi như vậy có tố cáo tội cho vay nặng lãi được không? Và tội gây rối hủy hoại tài sản của gia đình tôi không? Xin luật sư cho tôi hỏi vợ chồng tôi phải làm gì để có được cuộc sống bình yên trở lại vì sợ xã hội đen trả thù nên chồng tôi không dám viết đơn tố cáo. Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Tội cho vạy lãi nặng:
Căn cứ khoản 1 Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” quy định:
1.Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
Dấu hiệu cấu thành tội cho vay lãi nặng:
Chủ thể: Chủ thể tội cho vay lãi nặng là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự.
Hành vi: Chủ thể thực hiện tội phạm với hành vi cho người khác vay tiền. Mức lãi suất đặt ra cho người vay để xác định bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải cao hơn gấp 10 lần mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định.
Do thời điểm chồng bạn vay là năm 2015 cho nên áp dụng quy định “Bộ luật dân sự 2015”. Căn cứ Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” xác định mức lãi suất như sau:
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Căn cứ Điều 1 Quyết định 2868/QĐ-NHNN quy định mức lãi suất ngân hàng nhà nước là 9%/năm. Tức là mức lãi suất theo thỏa thuận không quá 9% x 150% = 13,5%/năm. Lãi suất tối đa cho vay không quá 0,0369%/ngày. Mức lãi suất áp dụng với bạn là 7000đồng/1 triệu/1 ngày tức là 0,7%/ngày. Mức lãi suất bên kia yêu cầu bên bạn trả so với mức lãi suất ngân hàng vượt quá 18,97 lần (vượt quá 10 lần so với mức cao nhất mà pháp luật quy định);
Mặt khác, Trung còn có dấu hiệu chuyên bóc lột (lần thứ nhất ép chồng bạn nhận nợ khống số tiền, dọa lạt gia đình nhà bạn, uy hiếp tinh thần, cho vay lạng lãi nhiều lần, thu lợi bất chính từ việc cho vay lạng lãi…);
Lỗi: Người thực hiện hành vi vi phạm có lỗi cố ý.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, với những dấu hiệu nêu trên, Trung đã phạm tội cho vay lãi nặng theo khoản 1 Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015”.
– Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư học tài sản.
Căn cứ khoản 1 Điều 143 “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 thì:
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từhai triệu đồng dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọnghoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Dấu hiệu cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản:
Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phạm tội khi hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều 143 “Bộ luật hình sự 2015”.
Hành vi: người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Hậu quả: gây thiệt hại về tài sản. Giá trị tài sản bị thiệt hại từ hai triệu đồng dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Lỗi: Người phạm tội này thực hiện với lỗi cố ý;
Như vậy, trong trường hợp này, để xác định Trung có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần xác định được giá trị tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng. Cùng với đó là mức độ hậu quả gây ra hay đã từng bị xử phạt hành chính, kết án về tội hủy hoại, làm hư hỏng tài sản người khác chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Luật sư
Ngoài ra, tùy theo từng hành vi cụ thể mà có thể truy cứu trách nhiệm hình sự với người tên Trung nói trên như tội đe dọa giết người, tội cưỡng đoạt tài sản…
Với những hành vi này, bạn nên tố cáo đến cơ quan công an để cơ quan công an can thiệp kịp thời và bảo vệ cuộc sống cũng như gia đình bạn.
Mục lục bài viết
1. Cho vay với lãi suất cao có vi phạm pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi có thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp giúp tôi, Tôi đang vay của bạn tôi 80 triệu đồng, người bạn của tôi ra giá lãi suất là 16%/ tháng (192%/ năm). Tôi thấy mức lãi suất này cao quá nhưng vì đang cần tiền nên vẫn phải vay, xin hỏi mức lãi suất cao như thế có vi phạm pháp luật không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Bộ luật dân sự 2015”:
“ Ðiều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”
Việc người cho vay đã cho bạn của bạn vay với lãi suất 40%/tháng, tức là 480%/năm là cao hơn rất nhiều lần so với lãi suất ngân hàng. Do đó đã vi phạm quy định tại Điều 476 của “Bộ luật dân sự 2015”. Ngoài ra, người cho vay có thể còn vi phạm tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật hình sự
“ Điều 163. Tội cho vay nặng lãi
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lầnsố tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
2. Hướng dẫn khởi kiện hành vi cho vay lãi suất cao
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Tôi là người cho vay với số tiền 200 triệu đồng chẵn và bây giờ người vay viết giấy vay tiền của tôi là 300 triệu đồng chẵn. Lúc tôi cho vay là lãi suất cao nhưng không ghi gì về lãi suất trong giấy vay tiền. Người vay để lại chứng minh nhân dân tỉnh cũ cho tôi. Cho tôi hỏi: Tôi có thể làm đơn ra công an xã phường để giải quyết không? Nếu công an không giải quyết mà phải gửi đơn ra Tòa thì tôi nên làm như thế nào? Trong trường hợp xấu tôi có thể bị kết án về tội cho vay nặng lãi chuyên bóc lột không? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về hợp đồng vay tiền có viết 300 triệu đồng:
Quan hệ vay tài sản của bạn và người vay đã được thiết lập rõ ràng dựa trên hợp đồng vay, đồng thời có quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, việc thiếu thống nhất về thông tin khoản tiền vay trong hợp đồng thì bạn cần xem xét đó là nguyên nhân gì? Hợp đồng có bị chỉnh sửa hay trong quá trình giao kết là lỗi của một trong hai bên?
Thứ hai, về việc khởi kiện yêu cầu người vay trả số tiền đã vay:
Để có thể bảo vệ quyền lợi của mình bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án hoặc cơ quan công an (nếu có căn cứ người vay trốn tránh, gian dối nhằm chiếm đoạt số tiền vay) để bảo vệ quyền lợi của mình.
Hồ sơ khởi kiện gồm:
– Đơn khởi kiện
– Hợp đồng vay tài sản
– CMND của người cho vay (bản sao chứng thực)
– CMND của người vay (bản sao chứng thực)
– Một số giấy tờ khác (nếu có)
3. Hướng dẫn xử lý tội cho vay nặng lãi mới nhất
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có nợ của người bạn 250 triệu với lãi suất 10%/tháng. Do không còn khả năng đóng lãi nên chủ nợ đã thuê giang hồ tới đòi và hăm dọa. Nay tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp làm cách nào để bảo vệ sự an toàn cho tôi và gia đình khi giang hồ tiếp tục hăm dọa!
Luật sư tư vấn:
Điều 476 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định về lãi suất như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất, áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9%/năm, tương đương 1,125%/tháng. Như vậy, hai ben chỉ có thể thỏa thuận áp dụng mức lãi suất tối đa đối với khoản tiền vay là 1,125%/ tháng.
Như vậy, việc người bạn của bạn cho bạn vay tiền với lãi suất 10%/tháng là vượt quá quy định cho phép theo quy định “Bộ luật dân sự 2015”.
Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về tội cho vay lãi nặng như sau:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo quy định trên thì người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất nhà nước cho phép với tính chất bóc lột thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 163 Bộ luật Hình sự, mức lãi suất cao hơn 10 lần mức lãi suất nhà quy định cho phép là trên 11,25% . Như vậy, người cho bạn vay ở đây chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm d) khoản 2 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP phạt từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ”Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”
Bạn có thể khởi kiện tới
Đối với việc chủ nợ cho giang hồ tới hăm dọa để đòi nợ thì do bạn không nói rõ người đó dọa bạn như thế nào nên cần xem xét vào nội dung cụ thể để xem xét xử lý người có hành vi thuê người tới hăm dọa và người đến hăm dọa gia đình bạn. Bạn có thể làm đơn tường trình gửi tới Cơ quan công an cấp xã nơi bạn cư trú để yêu cầu can thiệp.
4. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi cho vay nặng lãi
Tóm tắt câu hỏi:
Tháng 7/2014, tôi có vay tiền của Công ty tài chính PPF (nay đổi là Home Credit) số tiền 31.000.000 đồng với và đến các điểm giao dịch tại khu vực làm thủ tục theo quy định. Đúng lúc này, gia đình tôi có người gặp tai nạn giao thông, tôi đã đến điểm giao dịch làm thủ tục vay 31 triệu với thời gian 30 tháng.. 1 tuần sau, tôi nhận được hồ sơ vay diễn giải các kỳ phải thanh toán và kèm theo 1 tờ hợp đồng bảo hiểm 3,5 triệu đồng. Lúc này tôi mới biết là mình ngoài 31 triệu đồng tiền mặt đã vậy còn phải cộng thêm 3,5 triệu đồng tiền bảo hiểm nữa. Như vậy, tôi phải nhận vay của Home Credit là 34,5 triệu đồng và trả cả lãi + gốc là 2.750.000 đồng trong thời hạn là 30 tháng. Cụ thể: 2.750.000 đồng x 30 tháng = 82.500.000 đồng. Tôi đã thanh toán được 8 kỳ với tổng số tiền là 22.000.000đ. Đến thời điểm này tôi rất khó khăn, ko có việc làm tôi không thể trả nợ tiếp với mức lãi suất qui định trong hợp đồng là 72,5%/năm. Hoặc công ty khoanh lại số tiền tôi đã trả, còn lại gốc cho tôi trả dần có được chấp nhận không. Hiện nay, Home Credit nhờ Văn phòng Luật sư BFC Việt Nam xem xét hồ sơ của tôi và gửi đến cơ quan có thẩm quyền thụ lý, giải quyết: Khởi tố theo Điều 139 “
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Công ty Tài chính TNHH một thành viên Home Credit Việt Nam có vi phạm pháp luật về tội cho vay nặng lãi không?
Tại Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về lãi suất như sau:
Điều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Tại Điều 1 Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành có quy định mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm. Theo đó mức lãi suất do các bên thỏa thuận không được vượt quá 9% x 150% = 13,5 %/năm. Theo thông tin bạn trình bày, trong hợp đồng vay giữa bạn và Công ty tài chính Home Credit thì mức lãi suất do các bên thỏa thuận là 72,5%/năm. Theo đó mức lãi suất các bên thỏa thuận đã vượt quá lãi suất theo quy định của Điều 476 “Bộ luật dân sự 2015”.
Tại Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” có quy định về tội cho vay lãi nặng như sau:
Điều 163. Tội cho vay lãi nặng
1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo Điều 163 “Bộ luật hình sự 2015” quy định về tội cho vay nặng lãi thì người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột thì cấu thành tội cho vay nặng lãi. Tuy nhiên theo trường hợp của bạn, mặc dù Công ty tài chính cho bạn vay với mức lãi suất 72,5%/năm là cao hơn mức lãi suất theo quy định của pháp luật dân sự, tuy nhiên có thể việc công ty tài chính Home Credit cho bạn vay với mức lãi suất 72,5%/năm chưa cấu thành tội cho vay lãi nặng.
Thứ hai: Văn phòng Luật sư BFC Việt Nam có vai trò gì trong việc ra thông về việc vi phạm
Không rõ giữa Văn phòng Luật sư BFC Việt Nam và Công ty Home Credit có quan hệ như thế nào? Tuy nhiên dựa theo những thông tin bạn trình bày thì Văn phòng Luật sư BFC Việt Nam đang đại diện Công ty Home Credit để thu hồi khoản vay theo hợp đồng đã ký với bạn trước.
Thứ ba: Nếu công ty Home Credit khởi kiện ra tòa thì Toà án sẽ xét xử như thế nào?
Tại Điều 471 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
Điều 471. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tại Điều 474 “Bộ luật dân sự 2015” có quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.
5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.
Theo thông tin bạn trình bày bạn có vay tiền của công ty tài chính PPF (nay đổi là Home Credit) với số tiền 31.000.000 đồng với thời gian 30 tháng. Tôi đã thanh toán được 8 kỳ với tổng số tiền là 22.000.000 đồng. Đến thời điểm này bạn khó khăn, không có việc làm, bạn không thể trả nợ tiếp với mức lãi suất qui định trong hợp đồng là 72,5%/năm. Việc thực hiện nghĩa vụ của bạn được thực hiện theo hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Nếu bạn không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng là bạn đã vi phạm nghĩa vụ trả nợ.
Việc Tòa án giải quyết như thế nào phụ thuộc vào hồ sơ vụ việc, phụ thuộc vào việc cung cấp chứng cứ và việc chứng minh của các bên. Tuy nhiên, bên bạn là bên vay thì vẫn phải có trách nhiệm trả đủ tiền cho Công ty Tài chính Home Credit theo thỏa thuận của hợp đồng trước đó. Không rõ tại thời điểm ký kết giữa bạn và công ty tài chính Home Credit thỏa thuận về lãi suất như thế nào? Tuy nhiên nếu thời điểm hiện tại giữa bạn và công ty tài chính Home Credit có tranh chấp về mức lãi suất thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án xem xét về mức lãi suất.
5. Cho vay lãi suất cao có đòi lại được tiền không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn làm đơn đòi nợ, do quen biết Hai vợ chồng bà H có đề nghị vay tôi số tiền là 100.000.000 (Một trăm triệu đồng) thời gian vay từ tháng 4/2017 đến tháng 9/2017 phải trả. Bà H thỏa thuận trả lãi tôi 12 triệu 1 tháng không viết bằng văn bản. Có bản Công chứng kèm theo, đến thời hạn trả Bà H phớt lờ không trả, tôi đòi mãi đến tháng 10/2017 Bà H mới trả tôi 50 triệu, không trả lãi, còn 50 triệu gốc lẫn lãi Bà H không chịu trả, mặc dù tôi không đòi tiền lãi chỉ lấy tiền gốc thôi, nhưng 2 vợ chồng bà H cố tình không trả vậy tôi làm đơn đòi nợ ra Tòa án có được không, tôi vi phạm pháp luật không?
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì 2 bên vay tiền có hợp đồng công chứng nên các bên phát sinh quan hệ vay tiền và bên vay có nghĩa vụ phải trả theo quy định tại Điều 466
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Trong trường hơp của bạn, bạn cho vay 100 triệu, lãi suất thỏa thuận 12 triệu/ 1 tháng, thời hạn vay từ tháng 5/2017 đến tháng 9/2017. Hết thời hạn vay mà bên vay không trả theo thỏa thuận hai bên như vậy bên vay có hành vi vi phạm hợp đồng vay và có nghĩa vụ phải trả nợ cho bạn.
Luật sư tư vấn nghĩa vụ trả nợ của bên vay:1900.6568
Tháng 10/2017, bà H đã trả 50 triệu, và bà H vẫn có nghĩa vụ trả 50 triệu còn lại. Do đó, nếu bà H không tự nguyện trả, bạn có quyền khởi kiện tới Tòa án để yêu cầu lấy lại số tiền đó.
Về lãi suất cho vay, Điều 468
Hành vi này của bạn chưa cấu thành tội Cho vay nặng lãi theo Điều 163 “