Hành vi sử dụng ô dù khi tham gia giao thông là hành vi cấm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Vậy mức xử phạt đối khi sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông là bao nhiêu? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Có được sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông không?
Thực tế hiện nay, không ít trường hợp ta bắt gặp hình ảnh những người tham gia giao thông ngoài đường khi đi xe máy có sự dụng ô dù che chắn khi trời mưa, thậm chí là cả trời nắng. Khi cầm ô dù, người điều khiển xe chỉ còn một tay để lái xe, hoặc có người ngồi sau cầm ô dù che chắn thì cũng rất nguy hiểm bởi sức gió và mưa sẽ khiến khi đi xe không được thăng bằng và gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 30
– Đi xe dàn hàng ngang.
– Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
– Khi tham gia giao thông ngoài đường, sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
– Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh.
– Đối với xe hai bánh mà thực hiện hành vi buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
– Đối với xe ba bánh mà đi bằng hai bánh.
– Thực hiện những hành vi khác gây ảnh hưởng, mất trật tự an toàn giao thông.
Ngoài ra, đối với người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông cũng không được sử dụng ô.
Do đó, một trong những hành vi pháp luật cấm đó là người điều khiển xe và cả người ngồi sau xe sẽ không được sử dụng ô khi tham gia giao thông ngoai đường.
2. Mức xử phạt đối khi sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông:
2.1. Xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
Trường hợp người điểu khiển xe sử dụng ô (dù):
Căn cứ theo quy định tại điểm h Khoản 4 Điều 6
– Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
– Ngoài áp dụng phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Trường hợp chở người ngồi sau sử dụng ô (dù):
Căn cứ theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 6
– Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).
2.2. Xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ:
Căn cứ theo quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi người nào tham gia điều khiển xe đạp, xe gắn máy, bao gồm cả xe đạp điện sẽ bị xử phạt từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng khi có hành vi:
– Sử dụng ô (dù).
– Chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù).
3. Quy trình xử phạt đối với hành vi vi phạm sử dụng ô (dù) khi tham gia giao thông:
– Yêu cầu dừng xe và thông báo lỗi:
Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ được ra hiệu lệnh dừng xe. Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của Cảnh sát giao thông được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu như còi, gậy chỉ huy giao thông hoặc các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện thông báo và đề nghị người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, xuống phương tiện và xuất trình các giấy tờ có liên quan theo quy định.
– Cảnh sát giao thông thực hiện chào hỏi:
Cảnh sát giao thông phải tiến hành chào hỏi theo Điều lệnh Công an nhân dân.
Hoặc thực hiện chào bằng lời nói như “Chào ông, bà, anh, chị…Yêu cầu ông, bà, anh, chị… cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”.
– Thực hiện kiểm tra các giấy tờ:
Khi tiếp nhận được các giấy tờ (nếu có), thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông và những người trên phương tiện giao thông biết lý do kiểm soát, sau đó thực hiện kiểm soát những nội dung quy định
– Tiến hành xử phạt vi phạm giao thông:
Khi tiến hành kiểm tra giấy tờ xong, cán bộ Cảnh sát giao thông báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm soát, thông báo cho người điều khiển phương tiện giao thông, những người trên phương tiện giao thông biết kết quả cũng như hành vi vi phạm giao thông, các biện pháp xử lý.
Sau đó sẽ phải nói lời “Cảm ơn ông, bà, anh, chị,… đã hợp tác với lực lượng Cảnh sát giao thông để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”.
Theo quy định của Luật giao thông, hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:
– Hình thức xử phạt không lập biên bản.
– Hình thức xử phạt lập biên bản.
4. Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông:
CƠ QUAN (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……/BB-VPHC |
|
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt *
Hôm nay, hồi …… giờ …… phút, ngày ……/ …../…, tại (2)………………
Căn cứ……………….. (3)
Chúng tôi gồm:
1. Họ và tên: ……… Chức vụ:……………
Họ và tên: ………… Chức vụ: …………..
Cơ quan:……………..
2. Với sự chứng kiến của (4):
a) Họ và tên: ……………. Nghề nghiệp:…………
Nơi ở hiện nay:……………
b) Họ và tên: ………… Nghề nghiệp:………………
Nơi ở hiện nay:…………….
c) Họ và tên: …………… Chức vụ:…………
Cơ quan:…………….
Tiến hành lập
<1. Họ và tên>: ……………. Giới tính:…………
Ngày, tháng, năm sinh: ……./ ……./ …………. Quốc tịch:…………..
Nghề nghiệp:……………
Nơi ở hiện tại:…………….
Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu: ……..; ngày cấp: …./ …./ …..; nơi cấp:……………
Hạng xe được phép điều khiển ghi trong GPLX(5):…………..
<1. Tên tổ chức vi phạm>: …………….
Địa chỉ trụ sở chính: ………………
Mã số doanh nghiệp: ……………
Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động: …………….
Ngày cấp: ………../ ……/ …………; nơi cấp:…………….
Người đại diện theo pháp luật (6): …………. Giới tính:………
Chức danh (7):……………..
2. Đã có các hành vi vi phạm hành chính (8): …………….
3. Quy định tại (9) ……………..
4. Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (10): …………….
5. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:
6. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):
7. Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại (nếu có):
8. Chúng tôi đã yêu cầu cá nhân/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
9. Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính được áp dụng, gồm (11): …….
10. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính | Đơn vị tính | Số lượng | Chủng loại | Tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
11. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:
STT | Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy tờ có liên quan | Số lượng | Tình trạng | Ghi chú |
|
|
|
|
|
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
12. Trong thời hạn (12) ……..ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản này, ông (bà) (13) ………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có quyền gửi đến ông (bà) (14) ………. để thực hiện quyền giải trình.
Yêu cầu ông (bà)/đại diện tổ chức vi phạm có mặt lúc….giờ ……, ngày …../ …../…. tại …………… để giải quyết vụ việc vi phạm.
Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày …../ …../…, gồm …. tờ, được lập thành …. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu tên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà) (13) ……………. là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.
<Trường hợp cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản>
Lý do ông (bà) (13)….cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản (15): ………….
CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN
| NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN |
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
| NGƯỜI CHỨNG KIẾN |
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI |
|
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.