Mức xử phạt cực nặng đối với hành vi hack Facebook của người khác? Nhận diện hành vi vi phạm trên mạng xã hội? Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hack Facebook? Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hack Facebook?
Người dùng mạng xã hội không còn bất ngờ đối với những hành vi xâm phạm đến quyền riêng tư, thông tin cá nhân thông qua việc hack Facebook của người khác. Vậy thì hành vi này bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện nay.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nhận diện hành vi vi phạm trên mạng xã hội
Trong thời gian qua, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội phạm xảy ra phổ biến trong xã hội, chủ yếu xuất phát và ẩn giấu từ trong các giao dịch dân sự do đó thường khó phát hiện và ngăn ngừa. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản giờ đây không chỉ thông qua các hành vi vay, mượn tiền, tài sản đơn thuần mà đã biến tướng dưới nhiều dạng hành vi khác phức tạp và tinh vi hơn, đặc biệt là thông qua mạng xã hội.
Ở Việt Nam hiện nay rất nhiều mạng xã hội đang được sử dụng công khai với số lượng người sử dụng đông đảo như Facebook, Zalo, Instagram, … đó là điều kiện cho các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Việc đăng ký và tạo lập các tài khoản một cách dễ dàng dẫn đến tình trạng rất nhiều tài khoản giả mạo, tài khoản ảo tồn tại tràn lan trên mạng xã hội, rất khó để kiểm soát và phân biệt được với các tài khoản thật. Bằng các chiêu trò như ứng dụng lừa đảo, đường link clip, hình ảnh nóng,… các đối tượng dễ dàng đánh cắp thông tin và chiếm quyền sử dụng (hack) tài khoản của người khác.
Thông qua những tài khoản giả mạo và tài khoản thật bị chiếm quyền sử dụng, các đối tượng dễ dàng lấy được lòng tin của nhiều người, sau đó hỏi mượn, vay tài sản với mục đích chiếm đoạt, phổ biến nhất là hỏi vay tiền và nhờ nạp tiền điện thoại. Tinh vi hơn nữa, các đối tượng tạo thành một nhóm cùng đưa ra những thông tin giả một cách ăn khớp với nhau, làm cho nạn nhân không thể biết được thông tin nào là thật, thông tin nào là giả. Thực tế cho thấy, mặc dù dạng hành vi này không còn quá mới, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người trở thành nạn nhân.
Từ thực tiễn trên, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ việc, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần có sự đổi mới trong cả tư duy và cách thức tiếp cận. Kiểm sát viên cần kịp thời trang bị các kiến thức về công nghệ thông tin, về cách thức vận hành, hoạt động của các trang mạng xã hội và các sàn giao dịch điện tử. Gắn với từng vụ việc, vụ án cụ thể, Kiểm sát viên cần yêu cầu Điều tra viên, Cơ quan điều tra khẩn trương tiến hành các biện pháp phong tỏa tài khoản, đóng băng dòng tiền để ngăn chặn các đối tượng tẩu tán tài sản, hạn chế thiệt hại xảy ra; chủ động trao đổi với Điều tra viên thực hiện ủy thác điều tra, ủy thác tương trợ tư pháp với các cơ quan tố tụng nước ngoài để thu thập thông tin nhằm xác định đường đi của dòng tiền, đối tượng thu hưởng, qua đó xác định đối tượng và thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản.
Dòng tiền trong các vụ án lừa đảo qua mạng xã hội biến động nhanh, di chuyển liên tục, khó kiểm soát, vì vậy cần yêu cầu Cơ quan điều tra, Điều tra viên thực hiện đầy đủ quy định tại khoản 5 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự, thường xuyên cung cấp tài liệu cho Kiểm sát viên để nghiên cứu, nắm bắt tiến độ giải quyết, xác định những vấn đề cần tiếp tục điều tra. Về quy định này, cần tiếp tục kiến nghị sửa đổi khoản 5 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự theo hướng Điều tra viên có trách nhiệm phải chuyển các tài liệu thu thập được trong các vụ việc, vụ án cho Kiểm sát viên nghiên cứu và đóng dấu bút lục của Viện kiểm sát, thay vì quy định chỉ đóng dấu bút lục các tài liệu của các vụ án như hiện nay.
Kiểm sát viên cần tích cực học tập, trau dồi kinh nghiệm, thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới liên quan đến các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử để làm cơ sở nghiên cứu, xử lý khi có vụ án, vụ việc xảy ra; đối chiếu với các tội phạm khác trong Bộ luật Hình sự để có sự so sánh, phân biệt tránh nhầm lẫn, như hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp (điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật hình sự) và hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ luật hình sự).
2. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hack Facebook
Theo quy định của pháp luật về dân sự, cụ thể tại Khoản 3, Điều 38, Bộ luật dân sự năm 2015: “ Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật”.
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1, Điều 80, Nghị định 15/2020/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng: “bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng”. sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Kèm theo đó là hình thức xử phạt bổ sung là trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài.
Khoản 2 của Điều này cũng nêu rõ mức xử phạt là từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với các hành vi sau:
- Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác;
- Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;
- Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;
- Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;
- Làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.
Và cũng kèm theo hình phạt bổ sung là trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm.
Như vậy, hành vi truy cập trái phép vào tài khoản mạng xã hội của người khác có thể bị phạt tối đa lên tới 50 triệu đồng.
Ngoài ra, Luật an ninh mạng năm 2018 cũng có quy định những hành vi này tại Điều 17,
Điều 17. Phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng
1. Hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng bao gồm:
a) Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
b) Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng;
c) Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư;
d) Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;
đ) Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;
e) Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.
2. Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra an ninh mạng nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, phần cứng độc hại, khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp hoặc nguy cơ khác đe dọa an ninh mạng;
b) Triển khai biện pháp quản lý, kỹ thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi gián điệp mạng, xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên hệ thống thông tin và kịp thời gỡ bỏ thông tin liên quan đến hành vi này;
c) Phối hợp, thực hiện yêu cầu của lực lượng chuyên trách an ninh mạng về phòng, chống gián điệp mạng, bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên hệ thống thông tin.
Cơ quan soạn thảo, lưu trữ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước được soạn thảo, lưu giữ trên máy tính, thiết bị khác hoặc trao đổi trên không gian mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Bộ Công an có trách nhiệm sau đây, trừ quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này:
a) Kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhằm phát hiện, loại bỏ mã độc, phần cứng độc hại, khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật; phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoạt động xâm nhập bất hợp pháp;
b) Kiểm tra an ninh mạng đối với thiết bị, sản phẩm, dịch vụ thông tin liên lạc, thiết bị kỹ thuật số, thiết bị điện tử trước khi đưa vào sử dụng trong hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
c) Giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia nhằm phát hiện, xử lý hoạt động thu thập trái phép thông tin thuộc bí mật nhà nước;
d) Phát hiện, xử lý các hành vi đăng tải, lưu trữ, trao đổi trái phép thông tin, tài liệu có nội dung thuộc bí mật nhà nước trên không gian mạng;
đ) Tham gia nghiên cứu, sản xuất sản phẩm lưu trữ, truyền đưa thông tin, tài liệu có nội dung thuộc bí mật nhà nước; sản phẩm mã hóa thông tin trên không gian mạng theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
e) Thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng của cơ quan nhà nước và bảo vệ an ninh mạng của chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
g) Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kiến thức về bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, phòng, chống tấn công mạng, bảo vệ an ninh mạng đối với lực lượng bảo vệ an ninh mạng quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này.
4. Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 4 Điều này đối với hệ thống thông tin quân sự.
5. Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật trong việc sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước được lưu trữ, trao đổi trên không gian mạng.
3. Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hack Facebook
Tại Điều 19, Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ) Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, đối với hành vi hack nick Facebook của người khác thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có nick Facebook bị hack mất tài khoản cá nhân có thể gửi đơn trình báo đến cơ quan công an để được xác minh và điều tra, giải quyết.