Nhìn chung thì khi công tác ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, các chủ thể sẽ được hưởng các khoản trợ cấp theo quy định của nhà nước. Dưới đây là bài viết trình bày về mức trợ cấp khi chuyển khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Mục lục bài viết
1. Mức trợ cấp khi chuyển khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn:
1.1. Những vùng nào được xác định là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật:
Theo quy định tại nghị định số
– Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1 (là một trong 4 nhà giàn hải đảo biên cương được xây dựng tại bãi đá Ba Kè);
– Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn theo cơ quan nhà nước có thẩm quyền là thủ tướng Chính phủ, ví dụ như huyện Bạch Thông Bắc Kạn, xã Đak Ơ huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình Phước, huyện Hoàng Sa Đà Nẵng …;
– Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp … (sau đây gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn theo quyết định của thủ tướng Chính phủ.
1.2. Mức trợ cấp khi chuyển khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn:
Về bản chất thì khi đã công tác tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn trong 1 thời gian nhất định phù hợp với quy định của pháp luật (tối thiểu là 10 năm) thì sẽ được hưởng mức trợ cấp một lần. Nhìn chung thì, mức trợ cấp một lần được quy định rằng: mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn thì sẽ được trợ cấp bằng 1/2 lần mức lương thực hưởng/tháng, sau đó cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu. Đây là một quy định được đánh giá là phù hợp và thể hiện chính sách hỗ trợ của nhà nước trước sự đóng góp và công lao của các chủ thể trong suốt thời gian họ công tác tại vùng kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn sẽ được dùng làm căn cứ tính hưởng các chế độ trợ cấp như sau:
Thứ nhất, thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn (nếu như có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn), bao gồm:
– Thời gian làm việc trong các cơ quan hoặc đơn vị sự nghiệp của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội;
– Thời gian làm việc trong bộ phận quân đội nhân dân hoặc bộ phận công an nhân dân và bộ phận cơ yếu theo quy định của pháp luật .
Thứ hai, xét về cách tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn như sau:
– Trường hợp tính theo tháng: Trường hợp các chủ thể được hưởng trợ cấp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn thì được tính cả tháng, còn nếu trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở đó thì không tính. Còn đối với trường hợp chủ thể hưởng trợ cấp là nhà giáo, họ đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì nhà giáo được tính cả tháng, thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ quy định của cơ quan có thẩm quyền thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề.
– Trường hợp tính theo năm: Thời gian công tác mà dưới 03 tháng thì không tính. Nếu công tác với thời gian từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm công tác. Thời gian công tác trên 06 tháng thì các chủ thể được tính bằng 01 năm công tác.
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, thời gian sau đây sẽ không được tính hưởng các chế độ trợ cấp, cụ thể như sau:
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương với mật độ liên tục từ 01 tháng trở lên;
– Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành;
– Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc thời gian bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Điều kiện được hưởng trợ cấp chuyển ra khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn:
Về mặt chủ thể, thì các chủ thể được hưởng mức trợ cấp chuyển khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được xác định là các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội cấp xã và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, cụ thể như sau:
– Các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội từ trung ương đến cấp xã;
– Các đối tượng là người làm việc theo chế độ
– Các đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc bộ phận của quân đội nhân dân Việt Nam;
– Các đối tượng là sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc bộ phận của công an nhân dân Việt Nam;
– Các đối tượng là người làm việc trong tổ chức cơ yếu, đặc biệt quan trọng, ví dụ như biệt phái… ;
– Các đối tượng là người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định của Chính phủ.
Đồng thời thì, những đối tượng nêu trên đang có thời gian công tác và làm việc thực tế tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu thì được hưởng trợ cấp 01 lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế đó. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trả lương trước khi chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu của các đối tượng này sẽ thực hiện nghĩa vụ chi trả. Như vậy, nếu đáp ứng được các điều kiện về mặt chủ thể và mặt thời gian công tác, địa điểm công tác nêu trên thì sẽ được hưởng trợ cấp khi chuyển ra khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn theo đúng quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền trợ cấp chuyển ra khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn:
Theo quy định tại nghị định số
Thứ nhất, đối với trường hợp chi trả trợ cấp lần đầu đối với những chủ thể họ đang tiến hành công tác ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì chủ thể có thẩm quyền chi trả trợ cấp được xác định là cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị tiếp nhận các đối tượng công tác tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn đó phải thực hiện nghĩa vụ chi trả. Trong trường hợp đặc biệt thì các chủ thể tiếp nhận đối tượng công tác này sẽ phải cử biệt phái chi trả hoặc ủy quyền chi trả theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, còn đối với trường hợp được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật hoặc khi nghỉ hưu thì cơ quan có thẩm quyền chi trả khoản trợ cấp này cho các chủ thể khi họ đủ điều kiện hưởng, được xác định là cơ quan hoặc các đơn vị trả lương trước khi đối tượng chuyển công tác hoặc trước khi các đối tượng này nghỉ luôn hưu, tức là ngày trước cơ quan nào trả lương cho họ thì bây giờ cũng phải thực hiện nghĩa vụ chi trả khoản trợ cấp khi họ chuyển ra khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn đó.
Như vậy nhìn chung thì cơ quan có thẩm quyền chi trả khoản trợ cấp khi chuyển ra khỏi vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được xác định là cơ quan, tổ chức, đơn vị trả lương khi đối tượng chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu chi trả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Cán bộ công chức năm 2019;
– Nghị định số 76/2019/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.