Hiện nay, chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài là một trong những trường hợp phải tuân thủ chế định về nộp thuế thu nhập. Theo quy định pháp luật hiện hành thì mức thuế chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khi chuyển nhượng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài có phải nộp thuế không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQH Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp thì những khoản thu nhập phải chịu thuế được quy định như sau:
Nguồn thu nhập của doanh nghiệp thông qua nguồn thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản thuộc trường hợp phải nộp thuế thu nhập;
Đồng thời, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 14 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về thu nhập từ chuyển nhượng vốn như sau: Đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư,
+ Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn là thực hiện việc xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư,
Cần lưu ý: Khi tiến hành việc kê khai thuế, nộp thuế sẽ được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế.
Mặt khác, tại điểm o khoản 4 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế như sau:
Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
– Về hình thức nộp các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo từng lần phát sinh, bao gồm:
+ Thứ nhất, hình thức nộp thuế theo từng lần phát sinh sẽ được áp dụng đối với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà thầu nước ngoài;
+ Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.
Như vậy, khi chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện trách nhiệm là nộp thuế thu nhập nên việc kê khai thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng vốn tại Việt Nam được hướng dẫn như sau:
– Hình thức kê khai thuế: Kê khai theo từng lần phát sinh được áp dụng trong trường hợp này;
– Đối tượng thực hiện kê khai thuế:
+ Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư 2020,
+ Trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư 2020,
+ Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng đủ điều kiện áp dụng tại Điều 8 và Điều 14 tại Thông tư 103/2014/TT-BTC: Nhà đầu tư nước ngoài có trách nhiệm kê khai, nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế từ hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài (theo Điều 4 Thông tư 103/2014/TT-BTC).
2. Mức thuế chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài:
Thuế suất thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần được biết đến là khoản thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chuyển nhượng vốn. Hiện nay theo quy định tại Điều 10, Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQH Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2022 thì thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần được tính bằng với thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng vốn và bằng 20%. Cụ thể về cách xác định thu nhập tính thuế TNDN như sau: Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.
Để có thể xác định được thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế thì sẽ thực hiện bằng cách là lấy thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
Như vậy, có thể tóm gọn lại cách tíh thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần thông qua công thức như sau:
Thuế TNDN chuyển nhượng cổ phần phải nộp | = | Thu nhập tính thuế | x | Thuế suất 20% |
Trong đó thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng cổ phần được xác định theo công thức:
Thu nhập tính thuế | = | Giá chuyển nhượng | – | Giá mua của cổ phần chuyển nhượng | – | Chi phí chuyển nhượng |
Lưu ý:
Nhà đầu tư nên xác định giá chuyển nhượng được xác định là tổng giá trị thực tế mà bên chuyển nhượng thu được theo
Giá mua cổ phần chuyển nhượng: là giá trị trên cơ sở sổ sách, hồ sơ, chứng từ kế toán tại thời điểm chuyển nhượng và được các bên tham gia hợp đồng xác nhận, hoặc kết quả kiểm toán của công ty kiểm toán độc lập đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài;
Chi phí chuyển nhượng được xác định là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp gồm: tất cả các khoản phí và lệ phí mà doanh nghiệp phải chi trả để nộp khi làm thủ tục chuyển nhượng; chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; bên cạnh đó, cũng có thể kể đến chi phí giao dịch, đàm phán, phí ký kết hợp đồng chuyển nhượng; các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
3. Hồ sơ khai thuế đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài:
Để hoàn thiện thủ tục nộp thuế chuyển nhượng vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ dưới đây để thực hiện việc khai thuế theo quy định, cụ thể:
– Phải chuẩn bị tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn (mẫu 05/TNDN) ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC;
– Đồng thời phải chuẩn bị và gửi thêm bản sao hợp đồng chuyển nhượng;
– Bản sao chứng nhận vốn góp cũng là giấy tờ quan trọng không thể thiếu để hoàn tất hồ sơ này;
– Những chứng từ gốc của các khoản chi phí (nếu có) thì cũng nên chuẩn bị và nộp cùng bộ hồ sơ này.
Khi đã chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ đã nêu thì cần lưu ý về mặt thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế. Tránh trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế mà bị xử lý hành chính.
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế tại địa điểm sau: cơ quan thuế nơi doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài chuyển nhượng vốn đăng ký nộp thuến sẽ có trách nhiệm thực hiện hoạt động.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQH Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính: Hướng dẫn thi hành
THAM KHẢO THÊM: