Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm, cụ thể như sau:
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm:
1.1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là gì?
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được hiểu là doanh nghiệp được thành lập theo quy định về luật doanh nghiệp và được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi đủ điều kiện.
Theo đó, dịch vụ việc làm sẽ bao gồm:
– Tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
– Thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
(Theo quy định tại Khoản 1 Điều 39
1.2. Điều kiện để một doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm đi vào hoạt động:
– Phải có đủ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.
– Hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm.
– Hoạt động dịch vụ việc làm có quyền được thu phí trên cơ sở theo quy định của pháp luật.
1.3. Các hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Luật việc làm năm 2013, hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm:
– Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
– Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
– Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
– Phân tích và dự báo thị trường lao động.
– Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
– Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
2. Mức phạt vi phạm với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm nếu như vi phạm sẽ bị xử phạt mức phạt như sau:
– Áp dụng mức phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng:
+ Thực hiện thông báo hoạt động dịch vụ việc làm không theo quy định của pháp luật.
+ Không thực hiện niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
+ Không tiến hành theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện
– Áp dụng phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng:
+ Không thực hiện báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định.
+ Không lập hoặc không cập nhật hoặc không quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm và người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động.
+ Không thực hiện kết nối hoặc chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
+ Đối với giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động không thực hiện xây dựng hoặc không niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Áp dụng phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng:
Hành vi thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí việc làm áp dụng đối với tổ chức dịch vụ.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 45 triệu đồng đến 60 triệu đồng:
+ Hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không phải là trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập hợp pháp hoặc không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.
– Áp dụng mức phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng:
+ Mang giấy phép hoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng.
+ Thực hiện sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, tuy nhiên hậu quả chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Thực hiện sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Hành vi giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn hoặc cấp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, hậu quả chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Hành vi giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, hậu quả chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Không đảm bảo một trong các điều kiện cấp giấy phép theo đúng quy định của luật.
– Áp dụng phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng:
+ Hành vi giả mạo Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm, tuy nhiên hậu quả chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
Thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm giả mạo.
– Bên cạnh đó, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
+ Phải thực hiện trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm khoản tiền đã thu của cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ việc làm và đồng thời kèm theo khoản lãi. Theo đó, lãi sẽ tính trên cơ sở mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
+ Phải thực hiện nộp lại Giấy phép của doanh nghiệp dịch vụ việc làm cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép.
3. Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm:
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm:
– Đảm bảo phải có địa điểm trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm.
Lưu ý: trụ sở, chí nhánh sẽ phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định (thời gian thuê từ 03 năm trở lên).
– Thực hiện ký quỹ 300 triệu đồng.
– Điều kiện về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:
+ Phải là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
+ Về trình độ: có trình độ từ đại học trở lên.
+ Về kinh nghiệm: trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm trở lên.
+ Không thuộc các trường hợp sau đây:
Thuộc đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị tạm giam; đang chấp hành hình phạt tù.
Thuộc đối tượng đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Thuộc đối tượng trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Thuộc đối tượng bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm.
4. Thủ tục cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm để làm trụ sở, chi nhánh.
– Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm (theo mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP).
– Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (theo mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 23/2021/NĐ-CP).
–
– Giấy tờ chứng minh bằng cấp chuyên môn của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu nộp hồ sơ đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra giấy tờ, nếu như đủ điều kiện thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp trong thời gian 07 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ.
Trường hợp không cấp giấy phép thì cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT: