Giống cây trồng được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sản xuất, giống tốt sẽ tạo tiền đề làm tăng sản lượng cũng như chất lượng của sản phẩm. Vậy câu hỏi đặt ra: Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mức phạt vi phạm trong quá trình sản xuất và buôn bán giống cây trồng?
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về sản xuất và buôn bán giống cây trồng:
Trong cuộc sống hằng ngày thì hoạt động sản xuất và buôn bán giống cây trồng là một trong những hoạt động không thể thiếu của người dân. Ở những vùng miền nhất định thì đây được coi là hoạt động chính phát sinh thu nhập và kinh tế cho các chủ thể. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Luật trồng trọt năm 2018, có thể hiểu giống cây trồng là một quần thể cây trồng, có những đặc điểm nhất định để phân biệt quần thể cây trồng này với quần thể cây trồng khác, giống cây trồng mang một số đặc tính và di truyền riêng biệt của một quần thể cây trồng nhất định, nó mang tính đồng nhất về hình thái và ổn định qua các chu kỳ khác nhau, ổn định thông qua hoạt động nhân giống, có giá trị canh tác và giá trị sử dụng, trong đó bao gồm nhiều loại, có thể là giống cây nông nghiệp, giống cây dược liệu, giống cây cảnh hoặc giống nấm ăn.
Để hiểu hơn về hoạt động sản xuất giống cây trồng, có thể căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Luật trồng trọt năm 2018 như sau: Sản xuất giống cây trồng được thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau, nhưng chủ yếu được thực hiện thông qua phương pháp nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống vô tính theo tiêu chuẩn quốc gia, trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia thì sẽ áp dụng các tiêu chuẩn ở cấp cơ sở. Đối với các vườn cây cung cấp vật liệu phục vụ cho quá trình nhân giống vô tính và lai hạt đa dòng đối với cây ăn quả lâu năm hoặc cây công nghiệp lâu năm thì phải được cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng và Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo quy định tại Điều 24 của Luật trồng trọt năm 2018.
Bên cạnh đó, về hoạt động buôn bán giống cây trồng, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật trồng trọt năm hai không 18 có quy định về những yêu cầu chung trong quá trình lưu hành và công bố sản phẩm giống cây trồng, cụ thể như sau:
– Giống cây trồng thuộc loại cây trồng chính chỉ được phép tiến hành hoạt động sản xuất và buôn bán sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Luật trồng trọt năm 2018 hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách cây trồng căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật trồng trọt năm 2018, trừ trường hợp phục vụ cho nhu cầu triển lãm và trao đổi quốc tế hoặc sản xuất để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu;
– Đối với các giống cây trồng thuộc loại cây trồng chính chỉ được phép tiến hành hoạt động sản xuất và buôn bán khi các chủ thể tự công bố lưu hành giống cây trồng căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Luật trồng trọt năm 2018, trừ trường hợp phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và quảng cáo, phục vụ cho hoạt động triển lãm và trao đổi quốc tế hoặc sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu.
2. Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về sản xuất và buôn bán giống cây trồng:
2.1. Mức phạt vi phạm về sản xuất giống cây trồng:
Theo Điều 10 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt, có quy định về vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống cây trồng không thuộc các loại cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng các giống cây trồng này lại chưa được công bố lưu hành hoặc chưa được chủ thể có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc cấp Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc cấp Quyết định công nhận đặc cách.
Thứ hai, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các chủ thể thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sản xuất giống cây trồng thuộc loại cây trồng chính với mục đích buôn bán không đúng nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng được cấp bởi chủ thể có thẩm quyền theo thủ tục luật định;
– Tiến hành hoạt động sản xuất giống cây trồng khi chưa có hoặc chưa thuê được địa điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng theo quy định của pháp luật hoặc tiêu chuẩn cơ sở trong trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia.
Thứ ba, đối với các hành vi sản xuất giống cây ăn quả lâu năm hoặc cây công nghiệp lâu năm bằng phương pháp vô tính theo quy định của pháp luật không lấy vật liệu nhân giống của cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được cấp Quyết định công nhận bởi chủ thể có thẩm quyền theo thủ tục luật định được ghi nhận cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc sản xuất lô giống có số lượng dưới 500 cây giống;
– Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc sản xuất lô giống có số lượng từ 500 cây đến dưới 1.000 cây giống;
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc sản xuất lô giống có số lượng từ 1.000 cây đến dưới 2.000 cây giống;
– Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc sản xuất lô giống có số lượng từ 2.000 cây đến dưới 3.000 cây giống;
– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc sản xuất lô giống có số lượng từ 3.000 cây đến dưới 5.000 cây giống;
– Phạt tiền từ 25 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc sản xuất lô giống có số lượng từ 5.000 cây giống trở lên.
Thứ tư, đối với các hành vi sản xuất cây trồng thuộc loại cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán tuy nhiên chưa được chủ thể có thẩm quyền cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc cấp Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc cấp Quyết định công nhận lưu hành đặc cách có thể bị xử phạt với mức như sau:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sản xuất lượng giống sản xuất có giá trị dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 15.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sản xuất lượng giống sản xuất có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sản xuất lượng giống sản xuất có giá trị từ 75.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sản xuất lượng giống sản xuất có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sản xuất lượng giống sản xuất có giá trị từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sản xuất lượng giống sản xuất có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 175.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sản xuất lượng giống sản xuất có giá trị từ 175.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc sản xuất lượng giống sản xuất có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án của chủ thể có thẩm quyền.
Thứ năm, một số biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng như sau:
– Buộc tiêu hủy giống cây trồng;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định của pháp luật.
2.2. Mức phạt vi phạm về buôn bán giống cây trồng:
Theo Điều 11 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt, có quy định về mức phạt vi phạm quy định về buôn bán giống cây trồng như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi sau đây:
– Thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc buôn bán các loại giống cây trồng không thuộc loại cây trồng chính khi không có thông tin tự công bố lưu hành giống cây trồng hợp lệ theo quy định của pháp luật về trồng trọt;
– Thực hiện hành vi buôn bán giống cây trồng tuy nhiên không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng những thông tin cơ bản như địa chỉ giao dịch, cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp, số điện thoại liên hệ …
Thứ hai, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc buôn bán giống cây trồng không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, không cung cấp được hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, đối với hành vi buôn bán không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng sẽ chịu mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc buôn bán lô giống có số lượng dưới 100 cây giống;
– Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc buôn bán lô giống có số lượng từ 100 cây đến dưới 200 cây giống;
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 7 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc buôn bán lô giống có số lượng từ 200 cây đến dưới 500 cây giống;
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc buôn bán lô giống có số lượng từ 500 cây giống trở lên.
Thứ tư, phạt tiền đối với hành vi buôn bán giống cây trồng hết hạn sử dụng, cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với hành vi buôn bán lô giống cây trồng có giá trị dưới 5 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi buôn bán lô giống cây trồng có giá trị từ 5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi buôn bán lô giống cây trồng có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi buôn bán lô giống cây trồng có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi buôn bán lô giống cây trồng có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 40 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi buôn bán lô giống cây trồng có giá trị từ 40 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi buôn bán lô giống cây trồng có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 70 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi buôn bán lô giống cây trồng có giá trị từ 70 triệu đồng trở lên.
Thứ năm, một số biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định về buôn bán giống cây trồng bao gồm:
– Buộc các chủ thể thực hiện hành vi chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng, trong trường hợp giống cây trồng không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện các hành vi quy định của pháp luật.
3. Quy định pháp luật về điều kiện sản xuất, buôn bán giống cây trồng:
Hiện nay để được tiến hành hoạt động sản xuất và buôn bán giống cây trồng thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật trồng trọt năm 2018 thì các chủ thể muốn tiến hành hoạt động sản xuất và buôn bán giống cây trồng cần phải đáp ứng được một số điều kiện cơ bản sau đây:
– Có giống cây trồng hoặc nhận được sự ủy quyền của các chủ thể là tổ chức và cá nhân có giống cây trồng được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc đã tiến hành hoạt động tự công bố lưu hành giống cây trồng trên thực tế theo quy định của pháp luật;
– Có hoặc thuê địa điểm, thỏa mãn các yêu cầu về cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị đáp ứng được tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất các giống cây trồng, trong trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia về giống cây trồng thì cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn ở cấp cơ sở;
– Ngoài ra thì các chủ thể là tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động buôn bán giống cây trồng phải có địa điểm giao dịch hợp pháp là phải đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng để tránh trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Trồng trọt năm 2018;
– Nghị định 31/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt.