Rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đi đưa tang là việc làm diễn ra phổ biến ở nước ta. Nó mang tính tâm linh cao. Tuy nhiên, hành vi này bị pháp luật cấm bởi nó gây ra những hệ quả tiêu cực cho xã hội. Dưới đây là bài phân tích về mức phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đi đưa tang.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thực trạng của hành vi rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đưa tang:
- 2 2. Hệ quả của việc rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đi đưa tang:
- 3 3. Mức phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đi đưa tang:
- 4 4. Ý nghĩa của việc xử phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã khi đi đưa tang:
1. Thực trạng của hành vi rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đưa tang:
– Rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đưa tang đã và đang diễn ra hết sức phổ biến ở nước ta hiện nay. Trên khắp mọi miền của đất nước Việt Nam, ở bất kỳ địa phương, vùng miền nào cũng xảy ra tình trạng rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đi đưa tang.
– Hành vi này được thể hiện cụ thể như sau: Trên đường đi đưa tang, người thân của người chết sẽ rải tiền ra đường. Từ nhà đến nghĩa trang (hoặc nơi an táng), người nhà sẽ tiến hành rải tiền ra đường.
– Theo quan niệm của người dân Việt Nam, tiền được rải trên đường đưa tang được xem là phí đi đường. Người thân của người đã chết rải tiền ra đường với mong muốn con đường xuống suối vàng của người chết sẽ được suôn sẻ, không bị cản trở. Có thể khẳng định, rải tiền là hành động xuất phát từ yếu tố tâm linh, niềm tin và ý chí của con người.
– Tục lệ rải tiền trong đám ma xuất phát từ quan niệm rằng ở nơi ngã ba, ngã tư đường, nơi cầu cống, đình, đền, chùa thường có vong linh chưa được siêu thoát, không ai thờ cúng nên họ rất đói khát, rất dễ gây hại cho người khác. Do vậy, cần rải tiền, vàng, gạo để họ không quấy nhiễu người trên dương thế. Cùng với đó, từ xa xưa, người ta cũng có quan niệm làm vậy thì ma quỷ sẽ không bắt nạt linh hồn người vừa khuất, cũng là để đánh dấu cho vong hồn người mất biết đường để về nhà. Thực chất, đây là một quan niệm xuất phát từ sự tâm linh của người Việt Nam, với tâm niệm mong người mất được an yên nơi chín suối, không trở thành cô hồn lưu lạc, không chỗ nương thân.
Chính vì vậy, ở nhiều địa phương, người ta còn quan niệm rằng, tiền được rải ra càng nhiều, thì đường đi về thế giới bên kia của người chết sẽ được suôn sẻ. Thực chất, việc làm này xuất phát từ niềm tin, tình thương của người ở lại đối với người đã khuất. Tuy nhiên, hiện nay, con người ta ngày càng lạm dụng, làm quá lên vấn đề tâm linh này. Mỗi khi đưa tang, người thân của người chết sẽ rải số lượng lớn tiền thật, tiền vàng mã ra đường. Việc làm này gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến thực tiễn đời sống và trật tự an toàn xã hội.
Chính vì những lý do đó, hiện nay, tình trạng rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đưa tang diễn ra khá phổ biến ở nước ta.
2. Hệ quả của việc rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đi đưa tang:
Việc rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đi đưa tang đem đến những hệ quả tiêu cực nhất định như sau:
– Thứ nhất, việc rải tiền thật ra đường gây ra sự lãng phí lớn. Bởi thực tế, số tiền rải trên đường khi đưa tang mà người dân ta thường làm tương đối lớn. Trong khi đó, tiền tệ là nguồn ngân sách quý giá của quốc gia. Hành vi này gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên tắc sử dụng nguồn tiền.
– Thứ hai, việc rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đưa tang gây ảnh hưởng rất lớn đến mỹ quan đô thị. Trên đường đi, các cá nhân sẽ tiến hành rải tiền. Điều này khiến đường xá rải rác tiền vàng. Thậm chí, tiền vàng bay tứ tung khắp nơi, gây ảnh hưởng cho người đi đường, mỹ quan chung của đô thị.
– Thứ ba, rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đi đưa tang gây ô nhiễm môi trường, khiến công tác dọn dẹp của cán bộ vệ sinh gặp nhiều khó khăn. Về bản chất, tiền có trọng lượng rất nhỏ. Khi rải tiền ra đường, các đồng tiền này sẽ bay, di chuyển ra nhiều nơi khác nhau. Điều này ảnh hưởng rất lướn đến công tác dọn dẹp vệ sinh.
– Thứ tư, hành vi này gây ảnh hưởng đến việc di chuyển của người dân. Trong nhiều trường hợp, nó còn gây rối loạn trật tự công cộng, khi mà tiền rải ra, có rất nhiều người chạy đến nhặt tiền. Giao thông ùn tắc, rối loạn trật tự công cộng là những hệ quả hoàn toàn có thể xảy ra từ hành vi rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đi đưa tang.
– Thứ năm, rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đi đưa tang là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi theo quy định tại điểm e, khoản 1, Điều 10 Thông tư 04/2011/TT-BVHTTDL, khi tổ chức tang lễ, các cá nhân, hộ gia đình phải tuân thủ nguyên tắc cấm rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài trên đường đưa tang. Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi tổ chức tang lễ thì trên đường đưa tang, không được phép rải tiền Việt Nam và các loại tiền của nước ngoài. Việc rải tiền thật sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
3. Mức phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã trên đường đi đưa tang:
Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 20 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về bảo vệ tiền Việt Nam như sau:
– Các cá nhân có thể bị xử phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không
+ Không
+ Bố trí người làm công tác thu giữ tiền giả, tạm thu giữ tiền nghi giả chưa qua tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả hoặc chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tiền;
+ Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật.
– Đối tượng vi phạm có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ;
+ Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ;
+ Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.
– Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sao chụp, in ấn, sử dụng bố cục, một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, chi tiết, hoa văn của tiền Việt Nam không đúng quy định của pháp luật
Như vậy, theo quy định của Nghị định trên, cá nhân có hành vi rải tiền thật trên đường đi đưa tang có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật.
.- Cùng với đó, theo điểm d khoản 1 Điều 20
4. Ý nghĩa của việc xử phạt rải tiền thật, rải tiền vàng mã khi đi đưa tang:
Rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đi đưa tang là hành vi vi phạm các quy định cấm của pháp luật. Do đó, Nhà nước đã đưa ra những quy định và biện pháp xử phạt đối với hành vi này. Việc Nhà nước đưa ra biện pháp xử phạt đối với việc rải tiền thật, rải tiền vàng trên đường đi đưa tang có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cụ thể như sau:
– Nó giúp hạn chế đến mức tối đa việc rải tiền thật, tiền vàng mã trên đường đưa tang. Các quy định này giúp người dân ý thức được, việc rải tiền thật, tiền vang trên đường đi đưa tang là hành vi bị pháp luật cấm, nó gây ra những hệ quả tiêu cực cho trật tự xã hội và công tác quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng. Từ đó, người dân sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với các chế tài của pháp luật.
– Các biện pháp xử phạt này là căn cứ pháp lý để cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào, đưa ra biện pháp xử lý phù hợp đối với hành vi diễn ra trong thực tế.
– Các biện pháp xử phạt được áp dụng một cách đầy đủ, chặt chẽ, giúp trật tự xã hội sẽ được ổn định, công tác quản lý Nhà nước cũng thuận lợi và dễ dàng hơn. Hơn hết, ý nghĩa tâm linh mang tính chất mê tín, dị đoan như này sẽ bị hạn chế hơn rất nhiều, giúp con người sống khoa học hơn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
– Nghị định 143/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.