Tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi là quy định bắt buộc đối với người nuôi vật nuôi thuộc trường hợp phải tiêm Vaccine. Vậy mức phạt không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi:
1.1. Quy định về tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi:
Căn cứ phụ lục 07 các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật phải phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin và giám sát bệnh định kỳ được Ban hành kèm theo Thông tư số
– Bệnh ở trâu bò: Lở mồm long móng, Nhiệt thán, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục;
– Bệnh ở lợn: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn;
– Bệnh ở dê, cừu: Lở mồm long móng, Nhiệt thán;
– Bệnh ở gà, chim cút: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn;
– Bệnh ở vịt, ngan: Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt;
– Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.
Như vậy, cá nhân/tổ chức nuôi chó mèo bắt buộc phải thực hiện biện pháp phòng bệnh dại bắt buộc bằng vắc xin cho động vật chó, mèo của mình nuôi. Nếu cá nhân/tổ chức nuôi chó mèo không thực hiện biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật chó, mèo của mình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
1.2. Mức phạt không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi:
Như đã nói ở trên, cá nhân/tổ chức nuôi chó mèo bắt buộc phải thực hiện biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật chó, mèo của mình nuôi. Nếu cá nhân/tổ chức nuôi chó mèo không thực hiện biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật chó, mèo của mình sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Xử phạt hành chính hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi là chó, mèo của mình (không thực hiện biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật chó, mèo) được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 04/2020/NĐ-CP, Điều này quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.
2. Trình tự, thủ tục phạt hành chính hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi:
Trình tự, thủ tục phạt hành chính hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi chó, mèo được thực hiện như sau:
2.1. Lập biên bản vi phạm hành chính hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi:
Sau khi phát hiện ra cá nhân, tổ chức nuôi chó, mèo có hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi là chó, mèo của mình thì những người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi mà pháp luật quy định thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn;
– Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản mà đang thi hành công vụ;
– Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
– Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng;
– Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y;
– Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ;
– Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thú y;
– Tổng cục Thủy sản;
– Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng thực hiện quản lý chuyên ngành về thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
– Cục trưởng Cục Thú y;
– Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
– Công an nhân dân;
– Bộ đội biên phòng;
– Cảnh sát biển;
– Hải quan;
– Quản lý thị trường;
– Kiểm dịch viên động vật, Trưởng trạm, Phó trưởng trạm có chức năng quản lý chuyên ngành về thú y;
– Công chức, viên chức ngành thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản mà đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
2.2. Ra quyết định xử phạt hành chính hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi:
– Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính: thời hạn để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi là:
+ 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi (thời hạn để ra quyết định này không áp dụng đối với trường hợp không yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh hoặc trường hợp đã có yêu cầu giải trình hoặc có yêu cầu phải xác minh mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều những tình tiết phức tạp);
+ 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi nếu vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt.
+ 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi nếu vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan.
+ 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi nếu vụ việc thuộc trường hợp có yêu cầu giải trình hoặc đã có yêu cầu phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, xuất hiện nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm về thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ.
– Những người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn;
+ Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản mà đang thi hành công vụ;
+ Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
+ Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng;
+ Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y;
+ Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ;
+ Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thú y;
+ Tổng cục Thủy sản;
+ Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng thực hiện quản lý chuyên ngành về thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
+ Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;
+ Cục trưởng Cục Thú y;
+ Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;
+ Công an nhân dân;
+ Bộ đội biên phòng;
+ Cảnh sát biển;
+ Hải quan;
+ Quản lý thị trường.
2.3. Thực hiện quyết định xử phạt hành chính hành vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi:
Người bị xử phạt hành chính hành vi vi không tiêm Vaccine phòng bệnh dại cho vật nuôi thực hiện đúng các quy định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số
– Nghị định 90/2017/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.