Phạt vi phạm thương mại là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng. Mức phạt vi phạm hợp đồng quảng cáo thương mại khi vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng luôn là những băn khoăn của chúng ta.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng quảng cáo thương mại là gì?
– Hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi, trong đó gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
– Như vậy, hoạt động thương mại trong đó gồm xúc tiến thương mại. Trước hết xúc tiến thương mại là hoạt động của thương nhân, được thương nhân thực hiện với nhiều cách thức khác nhau như khuyến mại, quảng cáo để tác động đến sự phát triển thương mại. Những hoạt động khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm đều có tác dụng trực tiếp kích thích nhu cầu thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ của người tiêu dùng.
– Dưới góc độ pháp lý và trong khuôn khổ của pháp luật về thương mại, xúc tiến thương mại được hiểu là hoạt động thương mại do thương nhân thực hiện đề thúc đẩy, kiếm tìm những cơ hội mua bán hàng hoá, cơ hội đầu tư, cung ứng dịch vụ. Các hoạt động xúc tiến thương mại được pháp luật quy định bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
Dựa trên cơ sở của Luật Thương mại, hiện nay, có thể thấy các hoạt động quảng cáo thương mại ngày càng nhiều. Do đó, để đảm bảo rủi ro trong quá trình thực hiện về quảng cáo thương mại thì các bên thực hiện ký hết hợp đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng hợp đồng để thỏa thuận về quảng cáo thương mại có một số trường hợp còn gặp nhiều rủi ro liên quan trong công việc. Bởi tính chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với việc quảng cáo thương mại.
2. Mức phạt hợp đồng quảng cáo thương mại là bao nhiêu?
Theo quy định tại Luật Thương mại 2005 thì Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Trong đó, đối với hoạt động xúc tiến thương mại được hiểu là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Bởi thế, hợp đồng quảng cáo thương mại là một loại hợp đồng thương mại. Do đó, chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 301 Luật Thương Mại 2005 quy định về mức phạt đối với hợp đồng quảng cáo thương mại thì đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, tuy nhiên không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.
Có thể hiểu, vi phạm hợp đồng quảng cáo thương mại là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại 2005 và các quy định khác có quy định liên quan.
Dựa vào căn cứ trên cứ thì mức phạt trong hợp đồng quảng cáo thương mại do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Ngoài ra, xét về trường hợp khi xét mức phạt vi phạm hợp đồng người ta sẽ căn cứ vào chủ thể, nội dung, đối tượng của hợp đồng để xác định luật điều chỉnh. Cụ thể:
+ Hợp đồng giao kết vì mục đích tiêu dùng sinh hoạt của hai cá nhân, tổ chức thì sẽ áp dụng mức phạt theo Bộ luật dân sự 2015 theo quy định hiện nay.
+ Hợp đồng giao kết mà có một hoặc các bên chủ thể là thương nhân với mục đích mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, kinh doanh sinh lợi… thì sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005.
Do đó, việc thực hiện hợp đồng quảng cáo thương mại vẫn có thể thỏa thuận mức phạt vi phạm theo Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể tại Điều 418, Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về thực hiện hợp đồng có thỏa thuận phạt vi phạm:
– Phạt vi phạm hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên thực hiện trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
– Mức phạt vi phạm trong hợp đồng được các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Ngoài ra, các bên vẫn có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại. Dó đó, sự thỏa thuận hoàn toàn phụ thuộc vào các bên và mức phạt vi phạm hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, luật cũng nêu rõ trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
– Trong trường hợp vi phạm hợp đồng thương mại sẽ dựa vào căn cứ theo Luật Thương mại 2005. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại do các bên tự thỏa thuận tuy nhiên sẽ không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
3. Hình thức và nội dung của hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại:
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại ra đời để giúp các bên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình thực hiện.
Căn cứ Theo Điều 110 Luật thương mại 2005 sửa đổi bổ sung 2019 thì hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại phải được các bên lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý.
Ngoài ra, hoạt động quảng cáo thương mại phải được thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật cũng được quy định tại Điều 6 Luật Quảng cáo 2018. Bởi đây là hợp đồng trong lĩnh vực thương mại tuy nhiên vẫn mang bản chất của dân sự nên pháp luật đề cao tính thỏa thuận của các bên. Do đó, nếu như không có thỏa thuận nào của các bên thì về các bên sẽ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như sau:
3.1. Quyền của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại:
– Đối với bên thuê quảng cáo thương mại: Được thực hiện lựa chọn người phát hành quảng cáo thương mại, nội dung, hình thức, phương tiện, phạm vi và thời gian quảng cáo thương mại, ngoài ra, bên thuê quảng cáo thương mại được kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
– Đối với bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại: Được yêu cầu bên thuê quảng cáo cung cấp những thông tin liên quan cho việc quảng cáo một cách trung thực, chính xác và theo đúng thoả thuận trong hợp đồng, được nhận thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác theo thỏa thuận của các bên.
3.2. Nghĩa vụ của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại:
– Đối với bên thuê quảng cáo thương mại: Có trách nhiệm cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại những thông tin quảng cáo trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại và chịu trách nhiệm về các thông tin này. Có trách nhiệm trả thù lao dịch vụ quảng cáo thương mại và các chi phí hợp lý khác.
– Đối với bên cung ứng dịch vụ quảng cáo thương mại: Đảm bảo thực hiện sự lựa chọn của bên thuê quảng cáo về người phát hành quảng cáo thương mại, phạm vi, hình thức, nội dung, phương tiện và thời gian quảng cáo thương mại; Tổ chức quảng cáo trung thực, chính xác về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại theo thông tin mà bên thuê quảng cáo đã cung cấp bên cạnh đó thực hiện các nghĩa vụ khác đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại.
4. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo pháp luật thương mại:
Căn cứ tại Điều 301 Luật thương mại 2005 về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp động có quy định:
– Mức phạt đối với trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Như vậy, từ những quy định trên vấn đề về phạt vi phạm hợp đồng là do các bên thỏa thuận tuy nhiên không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Thương mại 2005 sửa đổi bổ sung 2019;