Khi đời sống ngày càng phát triển, con người ngày càng đề cao mỹ quan đô thị và nếp sống văn minh hiện đại. Nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là quy định của pháp luật về mức phạt đối với vi phạm của nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng hiện nay.
Mục lục bài viết
1. Mức phạt đối với vi phạm của nghĩa trang, cơ sở hỏa táng:
Trong quá trình mai táng người đã qua đời, thì nghĩa trang và các cơ sở và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng. Được coi là những nơi tâm linh, vì vậy pháp luật cũng đặc biệt chú trọng đến các cơ sở hỏa táng và nghĩa trang. Nghĩa trang là khái niệm để chỉ nơi an táng cho người đã chết tập trung theo nhiều hình thức khác nhau và được xây dựng quản lý phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Còn các cơ sở hỏa táng là khái niệm để chỉ nơi bố trí các lò hỏa táng và các công trình phụ trợ để phục vụ cho quá trình hỏa thiêu thi thể của người đã chết. Pháp luật cũng quy định cụ thể về mức xử phạt đối với những hành vi vi phạm của nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng. Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, vi phạm về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang cùng với các cơ sở hỏa táng có quy định về mức xử phạt như sau:
Thứ nhất, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Không có tường rào hoặc giải cây xanh cách ly được xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật bao quanh các khu vực thiết kế được duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các nghĩa trang trong khu vực đô thị hoặc trong các khu dân cư tại khu vực nông thôn;
– Tiến hành hoạt động chuyển nhượng các phần mộ của cá nhân đối với trường hợp theo quy định của pháp luật không được phép thực hiện các giao dịch chuyển nhượng;
– Lập hoặc lưu trữ hồ sơ nghĩa trang không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
– Không tiến hành hoạt động báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ và báo cáo không đúng định kỳ tình hình quản lý và sử dụng nghĩa trang theo quy định của pháp luật;
– Không ban hành và công khai đơn giá sử dụng dịch vụ nghĩa trang, sử dụng dịch vụ trong các cơ sở hỏa táng theo quy định của pháp luật;
– Lưu giữ tro cốt của người chết không đúng nơi quy định hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý.
Thứ hai, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Khoảng cách an toàn giữa hàng rào nghĩa trang và hàng rào của các cơ sở hỏa táng tới các khu vực dân cư và các công trình phụ trợ công cộng khác không đảm bảo tiêu chuẩn về kĩ thuật liên quan đến quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không đóng cửa nghĩa trang khi không còn diện tích sử dụng và gây hiện tượng ô nhiễm môi trường;
– Sử dụng phần đất dành cho phần mộ cá nhân trong các khu vực nghĩa trang vượt quá diện tích quy định.
Thứ ba, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với các đơn vị quản lý và vận hành cơ sở hỏa táng khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định pháp luật như sau:
– Hoạt động không đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực theo quy định của pháp luật;
– Giao cho người không đầy đủ điều kiện về năng lực để tiến hành hoạt động vận hành các lò hỏa táng;
– Không lập quy trình quản lý và vận hành cơ sở hỏa táng hoặc thực hiện các quy trình quản lý vận hành cơ sở hỏa táng không đúng quy định đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Không lập sổ theo dõi và không lưu giữ đầy đủ các loại hồ sơ của các ca hỏa táng theo quy định;
– Không thông báo đầy đủ tình hình hoạt động của cơ sở hỏa táng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thứ tư, phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là chủ dự án đầu tư khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Đưa nghĩa trang hoặc đưa các cơ sở hỏa táng vào sử dụng khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện vận hành theo quy định của pháp luật,
– Khoảng cách từ cơ sở hạ tầng được xây dựng ngoài nghĩa trang từ các khu vực dân cư và tới các công trình phụ trợ công cộng không đảm bảo khoảng cách tối thiểu và không đảm bảo quy định pháp luật.
Như vậy có thể nói, cần phải tuân thủ đầy đủ mức phạt đối với vi phạm của nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên đây.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm của nghĩa trang, cơ sở hỏa táng:
Pháp luật hiện nay ngoài quy định mức phạt cụ thể đối với vi phạm của nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng trong quá trình sử dụng và vận hành theo như phân tích nêu trên, căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 55 của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, có quy định về biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này như sau:
– Buộc phải xây dựng tường rào và phải trồng các giống cây xanh cách ly bao quanh các khu vực thiết kế đã được phê duyệt đối với các nghĩa trang nằm trong khu vực đô thị hoặc các khu vực nghĩa trang tại các điểm dân cư nông thôn, đối với các công trình đang trong quá trình thi công;
– Buộc phải thu hồi phần mộ cá nhân đã chuyển nhượng trái quy định của pháp luật;
– Buộc lập và lưu giữ hồ sơ nghĩa trang đầy đủ theo quy định của pháp luật;
– Buộc báo cáo đầy đủ về tình hình và đúng định kỳ trong quá trình quản lý và sử dụng nghĩa trang theo quy định của pháp luật tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Buộc ban hành và công bố công khai đơn giá sử dụng dịch vụ nghĩa trang và các cơ sở và tạo theo quy định của pháp luật hiện hành;
– lưu giữ tro cốt và hài cốt của những người đã chết theo đúng quy định của pháp luật tại các cơ sở hỏa táng;
– Bắt buộc phải đóng cửa nghĩa trang theo quy định của pháp luật;
– Buộc sử dụng đúng diện tích theo quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động lập quy trình quản lý vận hành các cơ sở hỏa táng và phải thực hiện các quy định về quản lý vận hành các cơ sở và táo theo đúng quy định đã được phê duyệt;
– Buộc lập sổ theo dõi và lưu giữ hồ sơ của các ca hỏa táng theo quy định của pháp luật;
– Buộc báo cáo tình hình hoạt động của các cơ sở và báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Buộc bảo đảm khoảng cách từ cơ sở hạ tầng đã được xây dựng ngoài khu vực nghĩa trang tới các điểm dân cư và công trình công cộng.
Như vậy, thể áp dụng một trong những biện pháp khắc phục hậu quả trên đây đối với các hành vi vi phạm tương ứng.
3. Nguyên tắc đối với hoạt động xây dựng, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật xây dựng năm 2020 có quy định về các nguyên tắc đối với hoạt động quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng. Cụ thể như sau:
– Tất cả các khu vực nghĩa trang và các cơ sở và tán đều phải được quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật, việc quy hoạch và đầu tư xây dựng nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật để xây dựng và bảo vệ môi trường;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến khích tiến hành hoạt động đầu tư xây dựng nghĩa trang và các cơ sở và tạo phục vụ cho nhiều địa phương khác nhau, sử dụng hình thức mai táng văn minh và hiện đại nhằm mục đích tiết kiệm tối đa diện tích đất và kinh phí xây dựng cũng như bảo đảm yêu cầu về môi trường và cảnh quan mỹ quan đô thị;
– Việc quản lý đất nghĩa trang và các cơ sở và đảng cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về đất đai, cần phải đảm bảo yếu tố tiết kiệm và hiệu quả, cần phải bảo đảm an toàn an ninh và vệ sinh môi trường;
– Việc mai táng sẽ phải được thực hiện trong các khu vực nghĩa trang, trong trường hợp được mai táng trong khuôn viên nhà thờ và thánh thất tôn giáo thì cần phải đảm bảo vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
– Hỏa táng phải phù hợp với tín ngưỡng và phù hợp với phong tục tập quán tốt đẹp cùng với truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại của dân tộc Việt Nam, vệ sinh trong quá trình mai táng và hoả táng cần phải được thực hiện phù hợp theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ y tế;
– Các đối tượng thuộc trường hợp bảo trợ xã hội khi chết sẽ được hỗ trợ chi phí mai táng theo quy định của pháp luật, người sử dụng dịch vụ nghĩa trang và dịch vụ hỏa táng cần phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng theo các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
– Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giác và có trách nhiệm kiểm tra và giám sát công tác quản lý sử dụng nghĩa trang và các cơ sở hỏa táng trên địa bàn của mình, cần phải ngay lập tức kiến nghị và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.
Theo đó, khi tiến hành xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang phải tuân theo những quy định nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.